Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời chất vấn về vấn đề cấp hàng nghìn hecta đất làm dự án du lịch tâm linh

(DS&PL) -

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề lĩnh vực xây dựng, trong đó có việc cấp đất làm dự án du lịch tâm linh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề lĩnh vực xây dựng, trong đó có việc cấp đất làm dự án du lịch tâm linh. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ngày 5/6, ngày thứ hai diễn ra hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cùng Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp tục trả lời chất vấn về các vấn đề quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (codotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp cư trú; công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô thành phố, khu du lịch tâm linh, chùa chiền vài trăm hécta nhưng nhà đầu tư được cấp đến vài nghìn hécta...

Nhiều đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Xây dựng về tính thoả đáng và hợp lý khi phân bổ hàng nghìn ha cho các dự án du lịch tâm linh, đồng thời chất vấn về khả năng quản lý, kiểm soát của cơ quan chức năng.

Trong đó, báo Lao Động đưa tin, tiếp tục phiên chất vấn buổi chiều, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) hỏi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà việc đầu tư các công trình tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã và đang hình thành, chiếm hàng nghìn hecta đất.

Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp cũng giải thích, chất vấn là muốn Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm rạch ròi giữa khu đất dành cho tâm linh và đất thương mại dịch vụ, sau này có thể biến tướng do điều chỉnh quy hoạch.

Ông Hòa đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Phạm Hồng Hà trả lời, việc quy hoạch hàng nghìn hecta như vậy ở nước ta có nên không? Dân thì thiếu đất sản xuất, đất thì hữu hạn, các nước khác có như Việt Nam chúng ta không?

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết loại hình du lịch này đã được điều chỉnh tại Luật Đất đai, Luật Tôn giáo, Luật Bảo vệ môi trường... Hiện giấy phép xây dựng đã quy định cụ thể việc cải tạo, xây dựng các công trình loại này. Ngoài ra, xây dựng các khu du lịch tâm linh còn chịu sự quản lý của cơ quan tôn giáo địa phương.

Cũng liên quan đến vấn đề cấp đất dự an khu du lịch tâm linh, báo Tin Tức đưa tin, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: Khu du lịch tâm linh, chùa chiền vài trăm hécta nhưng nhà đầu tư được cấp đến vài nghìn hécta, có những trường hợp được cấp chục nghìn hécta, có sự nhập nhằng giữa công và tư. Có ý kiến cho rằng nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng Nhà nước bỏ ra chục ngàn hécta đất đai rừng biển là có sự đầu tư lớn tài sản công ở đây và sau đó thuộc quyền kiểm soát của nhà đầu tư tư nhân.

Đại biểu đưa ra câu hỏi: “Thứ nhất, vấn đề quy hoạch những khu du lịch tâm linh với diện tích lớn vậy chúng ta có kiểm soát được không? Thứ hai, việc khai thác có công bằng hợp lý không và đúng pháp luật hay không ?”

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Hà nói việc đầu tư xây khu du lịch, trong đó có du lịch tâm linh được điều chỉnh ở ở các pháp luật về đất đai, tín ngưỡng tôn giáo, di sản văn hoá, xây dựng, đầu tư, luật quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển rừng

Trong đó có một số công cụ quản lý, kiểm soát là: Luật Du lịch có quy định phải lập quy hoạch khu du lịch tại địa phương. Luật Đất đai quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt để quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo. Luật Tín ngưỡng quy định: Việc cải tạo nâng cấp xây dựng mới cơ sở tôn giáo, công trình tín ngưỡng được quy định theo pháp luật về xây dựng. Trong pháp luật về xây dựng có quy định về khu chức năng, trong đó có khu du lịch phải lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết với các khu có diện tích từ 500 ha trở lên. Công trình tôn giáo thuộc loại công trình được cấp phép xây dựng. Trong hồ sơ cấp phép xây dựng phải có bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của đất đai, bản sao giấy tờ quy hoạch dự án, quyết định đầu tư của người quyết định đầu tư theo thẩm quyền, văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định: Nếu các địa phương thực hiện đúng, đủ các quy định trên thì sẽ kiểm soát được việc đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh, tránh được các hiện tượng như đại biểu nêu. Bộ Xây dựng sẽ bổ sung quy định để đảm bảo sử dụng đất hợp lý trong quy hoạch các khu du lịch.

Tuy nhiên, câu trả lời trên của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà không làm các đại biểu hài lòng.

Tranh luận lại với câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết, cử tri và nhiều báo chí nêu có sự nhập nhằng giữa các dự án tâm linh và dự án du lịch. 

"Có những bài báo nêu nghèo thì không đi chùa được đâu, bởi vì rất nhiều khâu dịch vụ phải đóng tiền", đại biểu nói.

Tuy nhiên, do hết thời gian chất vấn, phần trả lời bổ sung của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà được yêu cầu gửi cho đại biểu qua văn bản.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật