Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hoa hồng ngành y tế: Chúng tôi luôn mong bông hồng ấy phải đẹp và sạch!

(DS&PL) -

Thời gian vừa qua, đâu đâu cũng nói đến ngành y tế chúng tôi. Buồn nhất là thông tin úp mở về 7,5 tỉ đồng rồi hàng trăm tỉ dùng để "hoa hồng" cho bác sĩ.

Thời gian vừa qua, đâu đâu cũng nói đến ngành y tế chúng tôi. Buồn nhất là thông tin úp mở về 7,5 tỉ đồng rồi hàng trăm tỉ dùng để "hoa hồng" cho bác sĩ.

Nghe số tiền thật lớn, tiền cũng chắc từ việc bán thuốc cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế, tiền cũng chắc để thuốc được dùng nhiều hơn cho bệnh nhân... Vậy thì buồn thật, vậy thì ngành y chúng tôi sắp sụp đổ đến nơi chăng?

Ảnh minh hoa.

Tôi xin thưa là chưa, chúng tôi vẫn đang gồng mình lên để chiến đấu với bệnh tật ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Nhưng hệ thống y tế sẽ tan rã nếu niềm tin giữa người bệnh và các nhân viên y tế mất đi. Việc giữ lại niềm tin ấy không thể một mình chúng tôi làm được trong một xã hội mà niềm tin ngày càng là một thứ xa xỉ. Trong bài này, tôi không mong muốn thanh minh hay biện hộ cho chính chúng tôi mà chỉ mong mọi người hiểu về thực trạng hoa hồng y tế và phương hướng có thể thay đổi trong tương lai.

Trước tiên, phải đặt câu hỏi tại sao lại gọi là "hoa hồng" mà không huỵch toẹt ra là tiền hối lộ, đút lót mà phải dùng một mĩ từ hay tượng trưng cho tình yêu. Đấy là vì trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc lại quả đã trở nên hết sức thường tình ở tất cả các ngành nghề, coi đó là đương nhiên nên phải dùng một từ biểu tượng thật đẹp cho hành động này. Từ hoa hồng cho đại lý bán nước giải khát, hoa hồng cho mua chiếc ôtô nhưng lớn hơn cả là hoa hồng cho các dự án đầu tư, mua sắm công, xây dựng... Tất cả chúng ta đều biết nhưng đều chẳng làm được gì và mỗi chúng ta vẫn đang trực tiếp hoặc gián tiếp quấn vào vòng xoáy đấy.

Còn hoa hồng ngành y tế thì sao? Cũng như muôn mặt của cuộc đời, hoa hồng trong ngành y tế cũng đủ các màu sắc, đơn giản là bữa ăn trưa, đồ lưu niệm hội nghị đến lớn là các chuyến du lịch nước ngoài, những phong bì hỗ trợ... Một điều tôi có thể chắc chắn là những "bông hồng" lớn không thể rơi vào các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân, vì họ không có quyền đồng ý sử dụng một lượng thuốc lớn trong bệnh viện và tôi cũng chắc chắn không một bác sĩ nào lại kê đơn thuốc mà biết là thuốc giả cho bệnh nhân vì họ thừa thông minh để hiểu hậu quả nặng nề nhất và trực tiếp nhất sẽ chính là mình khi vụ việc vỡ lở.

Vậy chúng tôi có cần hoa hồng không? Xin thưa là chắc chắn có, như mọi ngành nghề khác, nhưng chúng tôi luôn mong bông hồng ấy phải đẹp và sạch. Hãy để những bông hồng ấy trong quỹ hỗ trợ đời sống nhân viên y tế khó khăn, cho các tai biến y khoa không mong đợi, trong các học bổng để bác sĩ trẻ đi học tập và tham gia các hội nghị chuyên ngành, các nghiên cứu khoa học để tìm ra các pháp đồ điều trị mới...

Ngay tại Hoa Kỳ, hoa hồng trong ngành y vẫn là vấn đề chưa giải quyết được. Luật Obama ra đời với mong muốn công khai các khoản tiền này, nhưng luật này hiện nay vẫn chưa thực sự thành công, bằng chứng là Tổng thống Trump đang tìm mọi cách để thay thế. Tuy nhiên, đây cũng là điều chúng ta cần hướng đến để có một xã hội minh bạch, không chỉ trong ngành y của chúng tôi.
Tâm sự dài vì nhiều suy nghĩ và thừa thời gian trong lúc đợi máy bay trên đường về từ hội nghị tim mạch châu Âu với 40 nghìn bác sĩ tham dự cùng gần 200 hãng dược phẩm tài trợ, bao kiến thức được thu thập, chia sẻ. Nếu không có khoản "hoa hồng" chắc ngành y tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung vẫn đang ở thời kỳ nào xa lắm.

Ở Australia, Ủy ban về Cạnh tranh và người tiêu dùng (Australian Competition and Consume Commission) ra quy định rằng tất cả các công ty dược tài trợ hay trả hoa hồng cho bác sĩ phải công bố danh sách của bác sĩ. Nhưng quy định này chỉ dành cho những trường hợp bác sĩ nhận hơn 120$ quà cáp, còn con số dưới 120$ thì sẽ không cần công bố. Nhà nước Australia sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu công cộng và công chúng có thể truy cập để biết bác sĩ nào nhận tiền từ công ty nào. Đó là một sự minh bạch thông tin và người đánh giá sẽ là công chúng. Đó cũng là một cách làm mà Việt Nam có thể tham khảo.

Gs.Ts. Nguyễn Tuấn (Australia)

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu

Tin nổi bật