Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiệu trưởng cùng 7 người thân rủ nhau đăng ký hiến tạng để sự sống được tiếp nối

(DS&PL) -

Tất cả các thành viên trong gia đình thầy Phạm Phúc Thịnh đều đồng lòng đăng ký hiến toàn bộ tạng của mình sau khi qua đời.

Tất cả các thành viên trong gia đình thầy Phạm Phúc Thịnh đều đồng lòng đăng ký hiến toàn bộ tạng của mình sau khi qua đời.

Vào dịp giỗ bà, cả gia đình thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh quây quần, cùng nhau ăn cơm. Tivi đang phát sóng một phóng sự về người đăng ký hiến mô/tạng sau khi chết/chết não đã cứu sống được nhiều người bệnh.

Cả gia đình thầy Thịnh, từ nhỏ tới lớn rần tạm ngưng mẩu chuyện đang dang dở, cùng hướng mắt về phía màn hình nhỏ. Không còn câu chuyện riêng lẻ, họ cùng bàn luận về chủ đề chung: Đăng ký hiến mô/tạng sau khi chết/chết não.

Gia đình thầy Thịnh - Ảnh: Gia đình mới

Sau bữa cơm tối hôm ấy, cả thảy 10 người trong gia đình thầy Thịnh đều thống nhất sẽ đi đăng ký hiến tạng ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Cả nhà cùng nhau tìm hiểu kỹ về điều kiện hiến tạng thì chỉ 8 người đủ tiêu chuẩn, còn hai anh chị lớn của thầy Thịnh đều quá tuổi quy định (trên 60 tuổi).

Thầy Thịnh chia sẻ ý định hiến tạng với mẹ, bà cụ rất mực ủng hộ. Từng gánh chịu nỗi đau mất chồng vì bệnh ung thư máu mà không tìm được người cho tủy, người phụ nữ 80 tuổi hiểu rất rõ tầm quan trọng và ý nghĩa cao đẹp của việc các con cháu sắp làm.

Khó khăn lớn nhất của thầy Thịnh là thuyết phục bà xã. Vợ ông quan niệm "chết phải toàn thây" để đầu thai kiếp sau nên không ủng hộ chồng con cho đi bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Ông Thịnh mất một ngày để giải thích cho bà xã hiểu về nguyện vọng của mình. Cuối cùng tâm tình của thầy giáo khiến người vợ cảm động và gật đầu ủng hộ quyết định của chồng.

Sau khi đăng ký hiến mô tạng vào năm 2014, lần lượt 1 năm sau, 2 năm sau, thầy đưa hai người con của mình, một trai, một gái khi chúng đủ 18 tuổi đến Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy để biến suy nghĩ của mình thành hành động.

Tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, trong đơn đăng ký, ông Thịnh và các con đều tích vào 10 ô tương ứng với 10 bộ phận cơ thể sẽ hiến tặng sau khi qua đời.

Thầy Phạm Phúc Thịnh không ngần ngại đăng ký hiến tạng - Ảnh: Gia đình mới

Cầm tấm thẻ Đăng ký hiến tạng trên tay, thầy Thịnh như vỡ oà khi vừa làm được một điều gì ý nghĩa lắm. Nhìn vào mắt các con, thầy căn dặn chúng phải luôn mang theo tấm thẻ giá trị này bên người.

Để phòng khi xảy ra chuyện gì ảnh hưởng tới tính mạng thì chiếc thẻ này chính là “tiếng nói” gửi tới đơn vị cấp cứu nhận diện người đã đăng ký hiến tạng. Họ sẽ thông báo cho Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người để tiếp nhận, bảo quản và tiến hành lấy tạng để ghép cho người bệnh phù hợp.

Con gái của thầy Thịnh là em Phạm Nguyễn Như Minh 22 tuổi, học năm thứ tư khoa Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành rất tự hào với chiếc thẻ đăng ký hiến tạng mang tên mình. Lâu lâu cô gái lại đem ra khoe với mọi người và bảo đó là "hàng quý hiếm không phải ai cũng có".

Thầy khuyên mọi người ăn uống lành mạnh, giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc, uống rượu, rèn luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, các bộ phận cơ thể mình tốt.

Bây giờ, thầy Thịnh và những người thân yêu của mình như mang một trọng trách lớn lao hơn.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật