Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiệu lực của biển báo giao thông được quy định như thế nào?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Thứ tự hiệu lực của các biển báo giao thông trong hệ thống báo hiệu được xác định theo Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

Có mấy nhóm biển báo giao thông?

Theo như Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản như sau:

- Biển báo cấm: Nhóm biển này biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

- Biển hiệu lệnh: Nhóm biển này được sử dụng để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông cần phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt), nếu không thì sẽ bị phạt.

- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Nhóm biển này báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước những nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

- Biển chỉ dẫn: Nhóm biển báo này được sử dụng để cung cấp thông tin, cũng như các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông

- Biển phụ, biển viết bằng chữ: Nhóm biển này nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm và cảnh báo hoặc được dùng độc lập. 

Người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh cùng chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Ảnh minh họa

Hiệu lực của biển báo giao thông được quy định ra sao?

Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh cùng chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Thứ tự hiệu lực của các biển báo giao thông trong hệ thống báo hiệu sẽ được xác định theo Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

Cụ thể, nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như dưới đây:

1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.

4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Nếu có cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.

Ngoài ra, Điều 19 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy định thêm về hiệu lực của các biển báo như sau:

- Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển chỉ dẫn: Có giá trị hiệu lực ở trên các làn đường của chiều xe chạy.

- Các loại biển báo cấm, biển hiệu lệnh: Có giá trị hiệu lực ở trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị ở trên một hoặc một số làn đường theo như biển báo trên đường.

- Biển báo khi sử dụng độc lập: Cần phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Trong trường hợp biển báo sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu trước rồi tới biển báo.

Tin nổi bật