Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiến kế bảo vệ con trẻ trước nanh vuốt của "Yêu râu xanh": Trăn trở của luật sư về vụ bé gái thiểu năng bị hàng xóm xâm hại

(DS&PL) -

Mỗi một vụ án là một câu chuyện về những mảnh đời khác nhau, có những vụ đã khép lại nhưng vẫn khiến luật sư đau đáu, trăn trở; đặc biệt về những mảnh đời non nớt bị xâm

Là một nữ luật sư trẻ, giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết với nghề, luật sư Vũ Thị Mai Phương - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội đã tham gia bảo vệ thành công nhiều vụ án hình sự. Mỗi một vụ án là một câu chuyện về những mảnh đời khác nhau, có những vụ đã khép lại nhưng vẫn khiến luật sư đau đáu, trăn trở; đặc biệt về những mảnh đời non nớt bị xâm hại.

Khi hàng xóm hiện nguyên hình là “yêu râu xanh”

Luật sư Vũ Thị Mai Phương – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Nhớ lại vụ án cháu bé Đặng Thị Thanh H. (15 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) bị xâm hại, luật sư Vũ Thị Mai Phương không khỏi xót xa khi biết cô bé có hoàn cảnh vô cùng éo le. Nhà nghèo, bố H. vào Nam mưu sinh với công việc thợ hồ. Không có tiền, ngày sinh nở, chị M. (mẹ cháu H.) quyết định “vượt cạn” ngay tại căn phòng trọ ẩm thấp, chật chội.

Do không được chăm sóc đúng cách, điều kiện lại thiếu thốn nên H. thường xuyên đau ốm. Nghiệt ngã hơn, trong một lần đưa con đi khám bệnh, bố mẹ H. nhận tin sét đánh rằng cháu bé bị thần kinh bẩm sinh, nguyên nhân do nhiễm khuẩn lúc mới sinh. Lúc này, dù chạy chữa thế nào cũng không thay đổi được sự thật rằng H. sẽ phải mang trong mình căn bệnh quái ác này suốt đời.

Là người từng tiếp xúc với cháu, luật sư Phương cho biết, dù mắc bệnh tâm thần, nhưng cháu H. chỉ không được đi học chứ vẫn có thể phụ giúp bố mẹ việc nhà cửa, thậm chí còn có năng khiếu trông trẻ con nên được nhiều em nhỏ quý mến.

“Do bản tính trẻ con ham chơi, cháu H. cũng thường xuyên chạy sang nhà chú ruột chơi với các em. Từ đây, số phận khắc nghiệt một lần nữa lại biến em thành nạn nhân”, luật sư Phương tiếc nuối kể.

Vụ án xảy ra vào 1 ngày cuối tháng 12/2014. Hôm đó, cháu H. không ngủ trưa mà lang thang sang nhà chú thím chơi với các em. Cũng ý thức được mọi người đang nghỉ trưa nên H. chỉ thập thò ngoài cổng mà không hề hay biết, cách đó mấy bước chân, một gã đàn ông xấu xa đang hướng cặp mắt “như muốn ăn tươi nuốt sống” về phía cô bé.

Người đàn ông đó là Đặng Văn Trình (64 tuổi, ở Phúc Thọ, TP.Hà Nội). Chỉ trong vòng “một nốt nhạc”, Trình đã áp sát và dắt cháu H. về nhà mình khi hứa hẹn cho cháu chơi điện thoại. Tại nhà riêng, kẻ mất nết này đã kéo cháu vào lòng và giở trò đồi bại.

Sự việc chỉ được phanh phui khi cháu H. kể lại toàn bộ sự việc vừa xảy ra cho thím nghe. Quá sững sờ và bức xúc, gia đình cháu bé đã làm đơn gửi tới cơ quan công an, tố cáo hành vi bỉ ổi của gã hàng xóm bệnh hoạn.

Người đàn ông ngoài 60 tuổi xâm hại bé gái thiểu năng.

Khó khăn trong công tác đấu tranh với tội phạm

Luật sư Phương nhớ rõ, ngày hầu tòa, bị cáo Trình vẫn ngoan cố chối tội. Người đàn ông ngoài 60 tuổi cho rằng mình không lạm dụng cô bé. Song trước những tang chứng, vật chứng rõ ràng, tòa phúc thẩm đã bác lời khai của bị cáo.

“Các chứng cứ có trong vụ án đều phù hợp với lời khai của bị hại, của nhân chứng biết được sự việc ngay từ đầu. Đủ cơ sở kết tội bị cáo dâm ô với cháu H.”, tòa phúc thẩm nhận định.

Từ đó, HĐXX phúc thẩm đã bác kháng cáo của bị cáo, chấp nhận một phần kháng cáo của gia đình bị hại, tuyên phạt bị cáo Trình 24 tháng tù vì tội Dâm ô với trẻ em, giữ nguyên yêu cầu bồi thường đối với bị cáo.

Mặc dù thủ phạm hại đời cháu H. trong vụ án này đã phải trả giá thích đáng, song để đưa kẻ phạm tội ra trước pháp luật không phải là việc dễ dàng. Theo luật sư Phương, chứng cứ trong những vụ án này thường là chứng cứ gián tiếp, rất mong manh, vừa thiếu lại vừa yếu. Nếu như sự việc không được phát hiện nhanh chóng và đưa nạn nhân đi giám định thì dấu vết phạm tội sẽ nhanh chóng bị xóa mất. Lợi dụng việc này, đối tượng phạm tội sẽ quanh co, chối tội, gây khó khăn, cản trở cho cơ quan điều tra khám phá ra vụ án.

Bên cạnh đó, việc gia đình khó khăn, bố mẹ không hạnh phúc, không có thời gian sát sao, chăm lo con cái dễ dẫn tới việc con trẻ trở thành “miếng mồi” cho những kẻ háo sắc, bất kể tuổi tác.

Vì vậy, gánh trên vai trọng trách bảo vệ công lý, luật sư Phương mong muốn nhiều hơn nữa từ các cấp chính quyền cùng chung tay, tăng cường giải pháp trong phòng, chống xâm hại trẻ em, để các em được phát triển bình thường, toàn diện đúng với lứa tuổi của mình.

Đừng để vấn nạn phá hủy tương lai của các em

Vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em vẫn luôn khiến người lớn đau đầu. Hậu quả mà các em phải gánh chịu là những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai.

Tư Viễn

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ 4 (117)

Tin nổi bật