Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ “văn bản” lạ tự ý ký đổi tên "thu phí” thành "thu giá"

(DS&PL) -

Việc chuyển đổi từ trạm “thu phí” sang “thu giá” BOT là do Phó tổng cục trưởng tổng cục ĐBVN ký văn bản yêu cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT này.

Việc chuyển đổi từ trạm “thu phí” sang “thu giá” BOT là do Phó tổng cục trưởng tổng cục ĐBVN ký văn bản yêu cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT này.

Mới đây, bộ GTVT báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc chuyển đổi từ trạm “thu phí” sang “thu giá” BOT đang bị dư luận phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, bộ GTVT lại đổi lỗi cho một số các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” nên mới tạo ra những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Thế nhưng, trái ngược hoàn toàn so với những gì mà bộ GTVT báo cáo Phó Thủ tướng, PV báo Người Đưa Tin tìm hiểu thì được biết, việc đổi đổi từ trạm “thu phí” sang “thu giá” BOT là do tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) yêu cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT này.

Hé lộ “văn bản” lạ tự ý ký đổi tên "thu phí“ thành "thu giá".

Cụ thể, tại văn bản số 1296 được ông Nguyễn Mạnh Thắng (Phó tổng cục trưởng tổng cục Đường bộ) ký vào ngày 9/3 nêu rõ: Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” và điều chỉnh từ ngữ trên các bảng thông báo theo đúng quy định tại Thông tư 35/2016/TT-GTVT.

Đáng chú ý nhất chính là việc văn bản được ban hành vào ngày 9/3, nhưng tổng cục lại yêu cầu thời gian thực hiện hoàn thành đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" trước 7/3/2018.

Trước những mâu thuẫn “đá chéo” nhau như vậy, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng tổng cục ĐBVN lại phủ nhận việc ban hành văn bản 1296 và cho rằng, đây là văn bản đơn độc do ông Thắng ký chứ không phải của tổng cục. Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị giải trình, kiểm điểm về văn bản này.

Theo báo cáo của bộ GTVT, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ phí sang giá được thực hiện theo luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, giai đoạn trước 1/1/2017, UBTV Quốc hội đã ban hành pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10.

Theo đó “phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với quốc lộ thuộc thẩm quyền bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành).

Căn cứ quy định nêu trên, bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như: Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ và Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ.

Đối với từng dự án cụ thể, bộ Tài chính ban hành thông tư quy định mức thu riêng cho từng dự án và mức thu nằm trong khung quy định chung tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của bộ Tài chính.

Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Thông tư 159/2013/TT-BTC của bộ Tài chính...

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật