Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ bộ 3 hệ thống tên lửa hàng đầu của Triều Tiên

(DS&PL) -

Chương trình thử tên lửa của Triều Tiên dường như nhằm phát triển năng lực đánh bại hoặc làm giảm tính hiệu quả của các hệ thống phòng thủ trong khu vực.

Các bước tiến gần đây trong chương trình thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên dường như nhằm phát triển năng lực đánh bại hoặc làm giảm tính hiệu quả của các hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai trong khu vực.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23, có tầm bắn 690 km. Ảnh: Rodong Sinmun

Sputnik ngày 16/7 dẫn báo cáo vừa công bố của Ủy ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên "có thể là nhằm một mục tiêu nào đó hơn là một tuyên bố chính trị suông, và có thể là nhằm tăng mức độ tin cậy, hiệu quả của lực lượng tên lửa đạn đạo".

Những tiến bộ gần đây trong chương trình thử tên lửa đạn đạo Triều Tiên dường như hướng đến phát triển khả năng đánh bại hoặc làm giảm hiệu quả của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong khu vực như Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao (THAAD).

Ngoài ra, những tiến bộ của Triều Tiên về tên lửa đạn đạo tiên tiến phóng từ tàu ngầm còn cho thấy nỗ lực đối phó với hệ thống THAAD triển khai trên đất liền.

Do được phóng từ các vị trí trên biển, tên lửa này sẽ nằm ngoài tầm hoạt động của radar THAAD.

Báo cáo tập trung vào 3 hệ thống tên lửa mới được DPRK thử nghiệm trong những năm gần đây: KN-23, KN-24 và KN-25. Ba tên lửa này có một số đặc điểm khá giống nhau nên có thể dẫn đến một số nhầm lẫn khi chúng được thử nghiệm vào năm 2019 và 2020.

 Điểm giống nhau cơ bản đó là cả ba đều được bắn từ các bệ phóng xe tải di động, đường bay của các tên lửa này đều uốn lượn, khó xác định, dễ dàng qua mắt các hệ thống phòng không của đối phương.

 Hệ thống tên lửa KN-23 được coi là tiến bộ đáng chú ý nhất của DPRK trong lĩnh vực phát triển tên lửa, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa KN-23 có tầm bắn khoảng 700 km. Đầu đạn của KN-23 nặng khoảng 500 kg và loại tên lửa này có thể được gắn đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.

Giới chuyên gia nhận định KN-23 là phiên bản được nâng cấp từ tên lửa Nga Iskander. Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa KN-23 phô diễn khả năng thay đổi đường bay đánh lừa tên lửa phòng không. Tên lửa này có nét tương đồng với tên lửa chống hạm Harpoon của hải quân Mỹ.

Tên lửa KN-24 được trang bị hệ thống dẫn đường và có khả năng cơ động trong lúc bay để tấn công chính xác mục tiêu. Tên lửa này có thể gắn đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, KN-25 được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, hệ thống dẫn đường quán tính và các kết cấu khí động học.

Báo cáo của CRS được đưa ra sau khi Nhật Bản công bố sách trắng quốc phòng hồi đầu tuần này, trong đó cảnh báo về năng lực tên lửa của Triều Tiên. Nhật Bản cho rằng Triều Tiên có thể đang phát triển một loại tên lửa tầm ngắn có thể né hệ thống phòng thủ của Nhật Bản.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật