Từ “Sao mẹ chẳng bao giờ chịu hiểu con”
Là 1 người thành công trong công việc, có tiếng nói, được nhiều người trân quý trong cuộc sống, người ngoài nhìn vào sẽ thấy cuộc sống cuộc sống của chị Lê Thị Kim Yến (Đà Nẵng) chả có “điểm gì để chê”. Nhưng phải ở trong cuộc mới biết, chị Yến vẫn luôn đau đáu vấn đề với đứa con gái lớn sinh năm 2010.
Con càng lớn càng thu mình lại, luôn nhốt mình trong phòng, không gần gũi với mẹ, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Con nổi nóng, tức giận với tất cả mọi người xung quanh, thậm chí có những hành vị tự làm đau chính mình nữa.
Mắng mỏ, đánh chửi cũng có, mà nhẹ nhàng, khuyên răn con chị cũng đã làm, nhưng những cách đó không khiến con thay đổi mà chỉ khiến thái độ của con ngày càng tệ. Con buông bỏ việc học, kể cả vệ sinh cá nhân cũng không làm, làm gì mẹ cũng phải nhắc, thích thì làm không thích thì thôi. Chị càng lúc càng bối rối, không biết xử lý như thế nào.
Đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ mẹ con ngày càng “đứt gãy”?
Cũng giống như chị Yến, chị Hà Thị Thu (Hà Nội) cũng gặp phải tình cảnh mất kết nối với con tương tự. Chị kể lại, năm con trai lên lớp 9, cháu nói muốn chuyển sang thi đấu boxing chuyên nghiệp. Nhưng vì nhìn thấy ước mơ này của con quá viển vông, không phù hợp với mong muốn của mẹ và gia đình, nên cả nhà đã khuyên con từ bỏ.
Vì bị gia đình cấm cản, vì mọi người không ai ủng hộ theo đuổi ước mơ, nên con thành ra không muốn học, bỏ bê từ việc học tập trên lớp, cho đến cả việc luyện tập boxing con cũng không màng đến. Thầy cô thấy con ngày càng chểnh mảng, đi sai hướng nên đã gọi về thông báo cho gia đình, nói gia đình nên động viên để quay lại học tập, vì kì thi chuyển cấp sắp đến gần.
Quá lo lắng cho con mà nói như nào cũng không biến chuyển, nên kể từ đó, lần nào gặp con chị cũng quát tháo, nói nặng lời với những ngôn từ không hay. Mối quan hệ giữa hai mẹ con dần rạn nứt. Chị mong muốn con học tốt, có tương lai ổn định nhưng cũng nhận ra rằng sự cấm cản đó chỉ khiến mẹ con chị ngày càng xa cách.
Đến hành trình chuyển hóa mối quan hệ mẹ con sâu sắc
Theo thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia cao cấp trị liệu tâm trí Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành), “Việc đặt kỳ vọng quá lớn, chỉ trích, áp đặt ý kiến của mình lên con là vấn đề rất nhiều cha mẹ mắc phải, dẫn đến mất kết nối, làm tổn thương con. Tình trạng này đến từ việc cha mẹ nghĩ mình trải đời, hiểu biết hơn, muốn tốt cho con nên sử dụng quyền làm người lớn ép con phải làm theo ý mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy ấm ức vì ai cũng có những suy nghĩ, đam mê và ước mơ riêng, cần được tôn trọng.”
Do đó, để kết nối lại với con, chữa lành tổn thương trong con, cha mẹ nên dành cho con sự yêu thương vô điều kiện. Khi trẻ mắc sai lầm, cha mẹ nên bình tĩnh giúp các con vượt qua sai lầm, nhận ra bài học, cơ hội phát triển, thay vì chê bai, chỉ trích. Đồng thời, phụ huynh cũng cần tương tác hai chiều, lắng nghe, thấu hiểu, làm bạn với con, không phải áp đặt theo ý của người lớn, nữ chuyên gia chia sẻ thêm.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lanh, để kết nối lại với con, chữa lành tổn thương trong con, cha mẹ nên dành cho con sự yêu thương vô điều kiện
Những kiến thức này cũng chính là cái phao cứu sinh đưa chị Yến và chị Thu thoát ra khỏi hố sâu bối rối như tơ vò trong lòng mình, là bước ngoặt quan trọng khiến mình thay đổi hoàn toàn cách cư xử với con cái.
“Các bài giảng đã giúp tôi hiểu rằng, con bị như vậy là vì tôi chưa đủ yêu thương con, tôi không dành nhiều tình yêu thương cho nhau. Tôi cứ nghĩ mình cứ bươn ra ngoài, kiếm thật nhiều tiền thì các con sẽ hạnh phúc, nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi còn hiểu ra nguyên nhân mình có hành vi đánh chửi con. Đó là do trước đây tôi cũng từng bị bố mẹ đánh mắng, y như cách tôi làm với con lúc bấy giờ”, chị Yến nghẹn lời.
Những ngày sau đó, chị Yến đã từng bước thay đổi. Theo đó, dù mỗi ngày đều bận rộn với guồng quay công việc, nhưng chị vẫn dành thời gian để ý, quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của con, chia sẻ với con chuyện trường lớp. Thay vì chỉ trích, phán xét con như trước, chị đã thay dần bằng những từ ngợi khen, ghi nhận con để con biết ghi nhận mình.
Cứ bền bỉ làm như vậy nhiều ngày tháng, chị Yến đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở đứa con gái bé bỏng của mình. Và ngay cả bạn học hay những người thân xung quanh con cũng đều nhận ra điều đó. Con giờ đây đã có một tinh thần thoải mái, cởi mở hơn, luôn vui vẻ, không còn hay nổi nóng, cáu gắt như xưa. Con chủ động làm việc nhà phụ giúp mẹ, trông em cho mẹ, và thậm chí còn chọn một môn thể thao để ra ngoài giao lưu với các bạn. Tình cảm mẹ con từ đó cũng ngày càng khăng khít hơn.
Về phía chị Thu, từ khi biết đến những kiến thức này từ Học viện Minh Trí Thành, mối quan hệ giữa hai mẹ con chị cũng đã sang một trang khác. Chỉ bằng cách thay đổi chính mình, từ việc thay đổi ngôn từ, nói với con những lời yêu thương, cho đến việc ngồi xuống lắng nghe và tìm hiểu lý do thật sự phía sau ước mơ của con, mà chị đã nhận ra rằng con trai mình không chỉ đam mê thể thao mà còn có những ý tưởng rất chín chắn về cuộc sống.
Chị bắt đầu hỗ trợ con nhiều hơn, thảo luận với con về cách cân bằng giữa việc học và theo đuổi đam mê. Cứ có buổi tập boxing chị sẽ chở con đi, đưa con đi mua đồ tập, đồng hành cùng con đi thi đấu tập luyện. Cứ như thế, hai mẹ con dần kết nối lại, không những vậy, con còn tự giác học tập và đỗ vào trường chuyên cấp 3 mà con yêu thích.
Câu chuyện của chị Yến và chị Thu chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện được ghi nhận tại chương trình “Kiến tạo cuộc đời mới - Đường về hạnh phúc” - chương trình phát triển tư duy, giúp người tham gia thấu hiểu bản thân, hướng dẫn các phương pháp chữa lành nội tâm và chữa lành các mối quan hệ với những người xung quanh, tìm ra con đường đúng để luôn đủ đầy hạnh phúc.
Tiếp nối sự thành công của chương trình trước, vào ngày 12 - 13/10, Học viện Minh Trí Thành tiếp tục tổ chức sự kiện với quy mô 1.500 người tham dự. Chương trình hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm đặc biệt, giúp nhiều người định nghĩa lại hạnh phúc, chữa lành những tổn thương và kiến tạo cuộc đời mới.