Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành trình lật tẩy gã cán bộ cầm đầu đường dây làm bằng giả

(DS&PL) -

(ĐSPL)-Sau khi đặt mua 10.000 phôi chứng chỉ, bằng giả với giá 120 triệu đồng từ một người lạ, Huấn dùng máy in màu và phần mềm liên quan để in và bán chứng chỉ, bằng giả

(ĐSPL) - Sau khi đặt mua 10.000 phôi chứng chỉ, bằng giả với giá 120 triệu đồng từ một người lạ, Huấn dùng máy in màu và phần mềm liên quan để in và bán chứng chỉ, bằng giả cho nhiều người. Từ việc mua bán này, Huấn đã mở rộng và tạo ra một hệ thông chân rết tại nhiều tỉnh, thành. Điều đáng nói, Huấn đang là cán bộ tại phòng Nội vụ UBND huyện Đan Phượng (TP. Hà Nội). 

Rao bán chứng chỉ, bằng cấp giả qua Facebook

Chiều 3/6, thông từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với nhiều đơn vị triệt phá thành công một đường dây chuyên làm chứng chỉ, văn bằng giả xuyên quốc gia. Tính đến thời điểm ngày 1/6, Ban chuyên án đã tiến hành bắt giữ 10 đối tượng để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đối tượng cầm đầu đường dây này là Hoàng Đức Huấn (30 tuổi, ngụ huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội), hiện đang là cán bộ phòng Nội vụ UBND huyện Đan Phượng. Việc triệt phá đường dây này bắt nguồn từ thông tin trên mạng xã hội Facebook mà Công an tỉnh Gia Lai nắm bắt được.

Đối tượng Hoàng Đức Huấn

Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Gia Lai, vào tháng 2/2016, trên Facebook cá nhân của Bùi Thị Mỹ Phương (ngụ tỉnh Gia Lai) xuất hiện nhiều thông tin là Phương nhận làm tất cả các loại chứng chỉ, văn bằng giả cho những người có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên với giá thấp. Phương cam kết: “Chứng chỉ, văn bằng chỗ tôi làm cực kỳ tinh xảo, có dấu mộc đỏ. Những người có nghề nhìn vào cũng không thể phát hiện đó là bằng giả. Tôi cam kết các chứng chỉ, văn bằng đều làm theo đúng phôi của trường mà người mua yêu cầu”.

Qua công tác nắm thông tin, Công an tỉnh Gia Lai nắm được thông tin này liền cử điều tra viên âm thầm điều tra. Sau khi xác định Phương đang bán chứng chỉ C Tiếng Anh cho một người tại tỉnh Gia Lai với giá 800 ngàn đồng thì lực lượng Công an tỉnh Gia Lai ập vào bắt quả tang. Sau khi bị bắt giữ, Phương khai nhận, Phương chỉ là người môi giới làm chứng chỉ, văn bằng giả cho một người tên Lê Quang Lâm (ngụ TP. Hà Nội). Hằng ngày, sau khi nhận tiền và ghi thông tin người có nhu cầu mua chứng chỉ, văn bằng giả, Phương sẽ chuyển hết cho Lâm. Thông thường là khoảng 10 ngày sau, Lâm sẽ chuyển chứng chỉ, văn bằng giả theo yêu cầu vào cho Phương rồi Phương mang đi giao cho người mua.

Cũng theo lời khai của Phương thì Lâm chưa phải là kẻ cầm đầu trong đường dây mua bán chứng chỉ, văn bằng giả này. Trong thời gian tham gia làm môi giới, Phương cũng phát hiện hầu như ở tỉnh, thành nào cũng có người làm môi giới cho nhiều đối tượng trong đường dây. Tuy nhiên, Phương không biết rõ những đối tượng này.

Nhận định đây là đường dây làm chứng chỉ, văn bằng giả quy mô lớn, Công an tỉnh Gia Lai xác lập chuyên án để đấu tranh. Trước thông tin đối tượng Lâm là một “mắc xích” của đường dây tại TP. Hà Nội, Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Bộ Công an lên kế hoạch bắt đối tượng. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, ban chuyên án đã bắt giữ Lâm cùng bạn gái khi hai đối tượng này đang giao dịch bán chứng chỉ, văn bằng giả cho các đối tượng môi giới tại các tỉnh, thành.

Thiết lập chân rết khắp các tỉnh, thành

Làm việc với Ban chuyên án, Lâm khai nhận, Lâm mới chỉ là một “đại lý” chuyên cung cấp “đồ giả” tại nhiều tỉnh, thành, trong đó chủ yếu là tại khu vực Tây Nguyên. Người mà Lâm thường xuyên giao dịch làm chứng chỉ, bằng giả là Hoàng Đức Huấn. Lần theo từng manh mối nhỏ nhất, lực lượng Ban chuyên án đã lần ra được nơi làm việc của Huấn là cán bộ nội vụ thuộc phòng Nội vụ UBND huyện Đan Phượng.

Ngay sau đó, lệnh bắt khẩn cấp đối tượng này được thực hiện. Đấu tranh nhanh với Huấn, Ban chuyên án tiếp tục bắt giữ thêm nhiều đối tượng khác giữ nhiều vai trò như môi giới, sản xuất, phân phối... các loại chứng chỉ, văn bằng giả.

Làm việc với Ban chuyên án, Huấn thừa nhận y chính là kẻ cầm đầu đường làm chứng chỉ, bằng giả xuyên quốc gia. Trong thời gian công tác tại Phòng nội vụ UBND huyện Đan Phượng, do tiền lương thấp nên Huấn nảy sinh ý định làm chứng chỉ, bằng giả cho người có nhu cầu để thu lợi. Sau đó, Huấn bỏ tiền đầu tư mua máy in màu và mua phần mềm liên quan đến việc thiết kế chứng chỉ, văn bằng. Tiếp đó, Huấn liên hệ với một đối tượng đặt làm 10.000 phôi chứng chỉ, văn bằng giả với giá 120 triệu đồng.

Có đồ nghề trong tay, dùng máy in màu và phần mềm liên quan để in và bán chứng chỉ, văn bằng giả cho nhiều người. Thông qua quá trình mua bán này, Huấn đã tạo ra hệ thống chân rết khắp các tỉnh, thành. Sau quá trình sàng lọc, Huấn chọn Lâm làm “đại lý” cấp 1 của mình và Lâm sẽ là đầu mối chính làm việc với các đối tượng môi giới ở các tỉnh để mua bán chứng chỉ, văn bằng giả.

Huấn khai nhận, việc cho Lâm làm “đại lý” cấp 1 và thiết lập hệ thống “chân rết” ở khắp các tỉnh, thành giúp Huấn che giấu được hoạt động phi pháp của mình. Từ khi có Lâm, Huấn hầu như không còn giao dịch, mua bán “đồ giả” với bất kỳ ai nữa. Mỗi khi có khách thì chỉ cần Lâm gửi thông tin về một email bí mật thì Huấn sẽ cho người tiến hành làm. Bên cạnh đó, tiền làm chứng chỉ, văn bằng được Lâm chuyển cho Huấn theo cách riêng để tránh bị công an phát giác.

“Khi tra tay vào còng, tôi vẫn không thể hiểu vì sao lực lượng công an lại lần ra mình”, Huấn khai nhận thêm.

Trao đổi với PV, Đại tá Vũ Quang Khuyến (Trưởng phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai) cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, Công an tỉnh Gia Lai đã thu giữ trên 22.000 phôi chứng chỉ, văn bằng các loại, khoảng 2.000 tem 7 màu (sử dụng dán trên văn bằng, chứng chỉ), 3 máy in các loại... và một số phương tiện phục vụ việc sản xuất, mua bán chứng chỉ giả. Hiện Công an tỉnh Gia Lai đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an mở rộng, điều tra vụ án, đồng thời kiến nghị Bộ Công an có văn bản gửi các Sở nội vụ các tỉnh đề nghị rà soát các công chức, viên chức... mua chứng chỉ, bằng cấp trong đường dây của Huấn để hợp lý hóa hồ sơ bằng cấp. Nếu phát hiện thì kiến nghị xử lý nghiêm.

Theo thông tin tìm hiểu của PV HN&PL, tính đến ngày 3/6, cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai đã thu hồi 20 chứng chỉ giả của một số viên chức, công chức mua từ đường dây của Huấn để xử lý theo quy định. Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã kiến nghị đưa ra khỏi danh sách bầu cử một ứng cử viên đại biểu HĐND cấp phường ở TP. Pleiku do bị phát hiện mua chứng chỉ giả trong đường dây của Huấn. Ngoài ra, cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai cũng đang rà soát các trường hợp giáo viên, nhân viên y tế... mua chứng chỉ, bằng giả trong đường dây của Huấn để xử lý, kỷ luật theo quy định.

Trần Nga

[mecloud]K1fGECFLVm[/mecloud]

Tin nổi bật