Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể hoặc được đề nghị chuyển sang phá sản

(DS&PL) -

Hầu hết các công ty thực hiện giải thể đều trong tình trạng quản trị yếu kém, thua lỗ kéo dài, không quản lý được vườn cây, đất đai, giá trị tài sản thấp, không có khả nă

Hầu hết các công ty thực hiện giải thể đều trong tình trạng quản trị yếu kém, thua lỗ kéo dài, không quản lý được vườn cây, đất đai, giá trị tài sản thấp, không có khả năng trả nợ.

Theo thông tin từ báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải thể 13/28 công ty đạt 46,4%, gồm công ty nông nghiệp 4/12 đơn vị (đạt  33,33%), công ty lâm nghiệp 9/16 đơn vị (đạt 56,25%).

Các công ty thực hiện giải thể đều trong tình trạng quản trị yếu kém, thua lỗ kéo dài, không quản lý được vườn cây, đất đai, giá trị tài sản thấp, không có khả năng trả nợ. Nhiều công ty không đủ cân đối chi trả chế độ cho người lao động, thanh toán các khoản nợ vay... nên việc thực hiện giải thể đang gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó, một số địa phương đề nghị chuyển sang phá sản doanh nghiệp. Đơn cử như: Công ty nông nghiệp Quý Cao (Hải Phòng); Công ty lâm nghiệp Trà Tân (Quảng Ngãi); Lâm trường Lục Yên, Lâm trường Văn Yên (Yên Bái). Tuy nhiên, Nghị quyết 30-NQ/TW, cũng như Nghị định 118/2014/NĐ-CP không quy định phá sản công ty nông, lâm nghiệp trong quá trình sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp.

Hàng loạt công ty Nhà nước bị giải thể hoặc được đề nghị chuyển sang phá sản doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Cũng theo số liệu báo cáo, đã có 160/256 công ty hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo quy định của pháp luật với mô hình mới (đạt 62,5%).

Bên cạnh đó, các địa phương đã hoàn thành cổ phần hóa 49/102 công ty (đạt 48,04%).

Được biết, hiện nay, một trong những “lực cản” trong sắp xếp, đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp là công tác quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

Việc chủ động xây dựng phương án sử dụng đất, đo đạc quản lý sử dụng đất, xử lý dứt điểm đất đã giao khoán, liên doanh, cho thuê từ trước tới nay có tranh chấp đang làm cản trở tiến trình sắp xếp tại các CTNLN.

Do đó, Nhà nước cần chỉ đạo kiên quyết, xử lý minh bạch đối với cán bộ và người dân có vi phạm để giữ lại quỹ đất công, quản lý tốt diện tích đất hiện có, đổi mới quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa cùng với xây dựng định hướng chiến lược trong quản lý đất rừng; rà soát, thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích để giao lại cho các địa phương quản lý…

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật