Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai vợ chồng cùng bị ung thư gan, nguyên nhân từ thói quen ăn uống tiết kiệm

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tiết kiệm là điều cần thiết tuy nhiên nó có thể gây hoạ cho sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Vợ chồng ông Lưu (50 tuổi, Hồ Bắc, Trung Quốc) mới đây đã nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, khiến họ vô cùng bàng hoàng.

Trước đó, cả hai đều có biểu hiện mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân nhưng không mấy quan tâm. Tuy nhiên, do tình trạng đau tức vùng bụng ngày càng tăng, ông Lưu đã đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện khối u trong gan. Nghe tin chồng mắc bệnh, người vợ hoảng hốt đi khám và cũng được chẩn đoán ung thư gan với các triệu chứng tương tự.

Trao đổi với bệnh nhân, tìm hiểu thói quen sinh hoạt và bệnh sử gia đình, các bác sĩ xác định nguyên nhân là do vợ chồng ông Lưu vốn kinh doanh trái cây. Khi có quả bị thối, vì tiếc rẻ, họ thường ăn phần còn lại. Đây là thói quen sai lầm mà nhiều người mắc phải, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu kéo dài.

Câu chuyện của vợ chồng ông Lưu là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Việc tiết kiệm là tốt, nhưng không nên "tiết kiệm" sức khỏe của bản thân. Từ trường hợp vợ chồng ông Lưu, các bác sĩ cũng lưu ý những điều sau không nên tiết kiệm trong gia đình, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ăn thức ăn thừa

Hai vợ chồng cùng bị ung thư gan, nguyên nhân từ thói quen ăn uống tiết kiệm.

Để tiết kiệm chi phí, một số người có thói quen bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh và dùng lại thức ăn thừa cho những bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian lưu trữ sẽ khiến thức ăn mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có; đồng thời, sinh ra một số nấm, vi khuẩn gây bệnh, thậm chí còn tạo ra các hợp chất Nitrite.

Khi để qua đêm, một số thực phẩm như: rau xào, canh xương hầm… sẽ sản sinh ra hàm lượng Nitrite cao. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), Nitrite là một chất có thể gây ung thư. Khi chất này đi vào cơ thể, kết hợp cùng protein tạo thành Nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Không muốn vứt bỏ thực phẩm hết hạn, mốc

Đây có lẽ là trường hợp mà nhiều gia đình thường gặp. Vì không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì nên đồ ăn sẽ luôn rơi vào tình trạng hết hạn, nấm mốc. Nhưng thay vì vứt đi, người ta chọn cắt bỏ phần thối/mốc hoặc với những loại đậu, hạt bị mốc sẽ rửa sạch rồi tiếp tục ăn.

Thực tế, những thực phẩm hết hạn sử dụng và bị mốc này thực sự sản sinh ra một lượng lớn aflatoxin. Aflatoxin là chất có độc tính cao, 1mg có thể gây ung thư và 20mg có thể gây tử vong. Tiêu dùng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đũa và nồi dùng lâu ngày không đổi

Bề mặt của đũa có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Nếu sử dụng đũa trong thời gian dài không đổi có thể tạo điều kiện cho những vi khuẩn này ngày một sinh sôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu trong môi trường ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách, các loại đũa gỗ sẽ dễ bị nấm mốc, đổi màu, xuất hiện các đốm mốc và thậm chí có vị chua, khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng, gây hại cho sức khoẻ.

Cùng với đó, các loại nồi, chảo có lớp chống dính, sau khi dùng một thời gian dài khiến những lớp chống dính bong tróc, vùng màu bạc bên trong dần hiện rõ, tốt nhất nên thay nồi. Vì thực phẩm khi được xào nấu với nhiệt độ cao bằng những dụng cụ kém chất lượng có thể vô tình khiến thức ăn nhiễm các tạp chất kim loại, dư lượng từ lớp chống dính bong tróc... Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây hại với sức khoẻ.

Hai vợ chồng cùng bị ung thư gan, nguyên nhân từ thói quen ăn uống tiết kiệm.

Không chỉ vậy, nhiều gia đình có thói quen thích tích trữ chai nhựa đã uống xong để đựng các loại thực phẩm, hạt khô, gia vị trong trong nhà bếp vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, nếu dưới những chai nhựa này có ký hiệu "PET" cần lưu ý.

Chai nhựa PET có khả năng chống nhiệt tốt trong điều kiện bình thường mà không biến dạng hay giải phóng các chất có hại. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện nhiệt độ cao như đặt cạnh bếp trong thời gian dài thì vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhựa PET có thể tạo ra những thay đổi hóa học, giải phóng các chất có hại có khả năng gây ung thư như DEHP, không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sử dụng dầu ăn đã hết hạn

Nhiều gia đình thích tích trữ dầu ăn đã hết hạn sau khi mở nắp nhưng vẫn chưa sử dụng đến. Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy vứt đi thì quá lãng phí và sẽ tiếp tục dùng để nấu nướng.

Trên thực tế, thời hạn sử dụng của dầu ăn là 18 tháng. Nếu vượt quá thời gian này thì không nên tiêu thụ. Điều này là do dầu ăn đạt đến điểm quan trọng là sử dụng an toàn sau 3 tháng kể từ khi mở nắp. Sau 3 tháng, dầu sẽ bị oxy hóa và ôi thiu, thường kèm theo ô nhiễm aflatoxin, làm tăng nguy cơ ung thư gan nếu hít phải trong thời gian dài.

Sử dụng bát nhựa giá rẻ, kém chất lượng

Những đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.

Gây nguy hại cho sức khỏe con người là những loại đồ nhựa chất lượng thấp có mặt trên thị trường.

Nhiều nhà sản xuất vô lương tâm, vì để tiết kiệm chi phí nên thường dùng ure với giá thành tương đối thấp thay cho nhựa melamine để tạo thành nhựa nhựa ure formaldehyde. Phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.

Khi gặp nhiệt độ cao, những loại dụng cụ ăn uống dùng loại nhựa chất lượng thấp này sẽ giải phóng formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh về máu (bạch cầu) và ung thư. 

Hai vợ chồng cùng bị ung thư gan, nguyên nhân từ thói quen ăn uống tiết kiệm.

Nhiều thí nghiệm liên quan đã được thực hiện để kiểm tra chất lượng các loại đồ nhựa. Kết quả cho thấy, các loại vật dụng nhựa dùng vật liệu chất lượng thấp khi gặp nước nóng và dầu nóng sẽ giải phóng hàm lượng formaldehyd lần lượt là 0,16mg/m³ và 0,61mg/m³, vượt xa tiêu chuẩn an toàn là 0,10 mg/m³.

Ngoài ra, các vật dụng bằng nhựa thường có nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn bắt mắt vì nhà sản xuất đã thêm nhiều chất phụ gia trong quá trình làm ra sản phẩm. Chẳng hạn thêm các chất kim loại như chì khiến màu sắc càng rực rõ, thêm chất dẻo như metamamide và phthalate để cải thiện độ bền.

Những chất phụ gia này rất dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Sử dụng lâu dài sẽ gây hại với sức khoẻ người dùng. Bởi vậy, việc sử dụng những vật dụng bằng nhựa có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ, thậm chí gây ngộ độc. Đặc biệt là khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao như dùng bát đũa thìa để ăn cơm canh nóng...

Tin nổi bật