Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hải quân Mỹ tịch thu loạt vũ khí 'khủng' của Iran trên biển Arab.

(DS&PL) -

Quân đội Mỹ cho biết số vũ khí bị bắt giữ, nghi do Iran sản xuất, bao gồm 150 tên lửa dẫn đường chống tăng và 3 quả tên lửa đất đối không.

Quân đội Mỹ cho biết số vũ khí bị bắt giữ, nghi do Iran sản xuất, bao gồm 150 tên lửa dẫn đường chống tăng và 3 quả tên lửa đất đối không.

Tàu Hải quân Mỹ trên biển Arab. Ảnh: Getty

Ngày 13/2, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, tàu USS Normandy (CG60) của nước này đã bắt giữ một lượng lớn vũ khí do Iran sản xuất trong lúc tiến hành “các hoạt động an ninh hàng hải” biển Arab, trong ngày 9/2 vừa qua.

Theo thông cáo, “các vũ khí bị bắt giữ bao gồm 150 tên lửa dẫn đường chống tăng Dehlavieh, bản sao tên lửa Kornet của Nga.

Các thành phần vũ khí khác bị tịch thu trên chiếc thuyền đều là của Iran thiết kế và sản xuất, bao gồm 3 tên lửa đất đối không, các ống nhòm ảnh tầm nhiệt gắn cho vũ khí, và các thành phần cấu thành các phương tiện hàng không và mặt đất, cũng như nhiều đạn dược và linh kiện vũ khí tiên tiến khác.

Một số hình ảnh về số vũ khí bị tịch thu cũng được Quân đội Mỹ đăng tải trên Twitter, kèm theo chú thích rằng số vũ khí vừa tịch thu cũng tương tự như những vũ khí mà Tàu USS Forrest Sherrman của Mỹ thu được từ một con tàu trên biển Arab ngày 25/11/2019.

“Những vũ khí này được xác định là có nguồn gốc từ Iran và được cho là đang trên đường gửi đến cho quân Houthi ở Yemen. Đây là một hành vi vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghiêm cấm việc cung cấp, bán hoặc vận chuyển vũ khí cho quân Houthi, trực tiếp hay gián tiếp”, CENTCOM cáo buộc.

Số lượng tên lửa rất lớn bị thu giữ. 

Những năm gần đây, các tàu chiến Mỹ đã đánh chặn và bắt giữ một lượng lớn vũ khí của Iran được cho là đang trên đường vận chuyển cho lực lượng Houthis ở Yemen.

Được biết, một nghị quyết của Liên Hợp Quốc định việc cấm Iran cung cấp, bán hoặc giao dịch vũ khí ra khỏi nước này nếu không được Hội đồng Bảo an thông qua. Trong khi đó, một nghị quyết khác của Liên Hợp Quốc về Yemen cũng cấm việc cung cấp vũ khí cho lãnh đạo lực lượng Houthis.

Kho vũ khí của Houthis được phát triển từ ngành sản xuất nội địa với sự trợ giúp chuyên môn từ nước ngoài, cùng linh kiện được chuyển bí mật từ nhiều quốc gia khác. Các khí tài của quân đội chính phủ Yemen, gồm cả tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud, cũng rơi vào tay lực lượng này khi họ chiếm thủ đô Sanaa.

Nhóm phiến quân này tự sản xuất được hàng loạt máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ả Rập Xê-út, bất chấp nhiều năm đối phó với những chiến dịch quân sự của liên quân do Riyadh dẫn đầu.

Mộc Miên (Theo Reuters)

Tin nổi bật