Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai nữ quái thuê xe ôm giả danh Thứ trưởng Bộ Y tế để lừa đảo

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thất nghiệp, nhưng Hạnh và Nga vẫn có thể kiếm hàng tỉ đồng nhờ thủ đoạn "chém gió", làm giả con dấu, thuê xe ôm làm Thứ trưởng Bộ Y tế để chạy việc vào các bệnh viện của Hà Nội.

(ĐSPL) - Thất nghiệp, nhưng Lê Thị Bích Hạnh (SN 1983), trú tại số 50, ngõ 158 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội và Vương Thuý Nga (SN 1975), trú tại phố Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội vẫn có thể kiếm hàng tỉ đồng nhờ thủ đoạn "chém gió", làm giả con dấu, thuê xe ôm làm Thứ trưởng Bộ Y tế để chạy việc vào các bệnh viện của Hà Nội.

Xem video:

Tuy nhiên, các hành vi lừa đảo tinh vi của hai ả thất nghiệp này đã không "qua mặt" được các cơ quan chức năng.

Nữ quái 4 con kiếm hàng tỉ đồng nhờ... "chém gió"

Ngày 20/11, Thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế và Chức vụ - PC46, Công an TP. Hà Nội cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 nữ đối tượng chuyên lừa đảo xin việc vào các bệnh viện Trung ương và Hà Nội. Ngoài việc giả danh cán bộ bộ Y tế, các đối tượng còn cả gan thuê một người xe ôm, đóng giả làm Thứ trưởng bộ Y tế để tạo lòng tin cho "khách hàng" nhẹ dạ, đưa nhiều tiền "chạy" việc.

Trước đó, qua công tác trinh sát và đơn tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân, đội Chống hàng giả - PC46, Công an TP.Hà Nội đã bóc gỡ thành công ổ nhóm chuyên giả danh cán bộ bộ Y tế, giả danh Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến và ông Vũ Bá Quyết - Giám đốc bệnh viện Việt Đức, để nhận tiền "chạy việc" của những người có nhu cầu vào làm việc ở bệnh viện và Bộ.

Tang vật của vụ án. 

Hai đối tượng bị bắt là Lê Thị Bích Hạnh (SN 1983), ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Vương Thuý Nga (SN 1975), ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Qua đấu tranh khai thác, Lương Thị Bích Hạnh khai nhận, bản thân Hạnh vốn thất nghiệp nhưng nhờ có "tài ăn nói". Khoảng tháng 12/2013, thông qua những người quen, Hạnh có làm quen với ông Đoàn Văn T., một người có nhu cầu xin việc và nhiều người quen cũng muốn nhờ ông T. tìm cách xin việc. Để tạo lòng tin với ông T., Hạnh tự tin "chém gió" rằng, mình là nhân viên bệnh viện Phụ sản Trung ương, có khả năng "chạy việc" vào các bệnh viện, vào làm cán bộ hành chính của ngành y tế và thậm chí cả một số cơ quan công an cấp quận ở Hà Nội. Để xin được việc, Hạnh yêu cầu ông T. phải giao hồ sơ xin việc kèm theo tiền "chi phí" cho Hạnh.

Đối tượng Lê Thị Bích Hạnh tại Cơ quan điều tra.

Do quá tin tưởng vào khả năng "hùng biện" và "chém gió" của Hạnh, ông T. đã giao cho thị 21 hồ sơ xin việc làm kèm theo tổng số tiền là 3.110.000.000 đồng. Ngay sau khi nhận tiền của các bị hại, Hạnh đã dùng "kỹ xảo" để củng cố niềm tin của họ bằng cách thuê Vương Thúy Nga đóng giả nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhân viên của sở Nội vụ Hà Nội để tiến hành gặp gỡ, hứa hẹn với các nạn nhân mình đã cầm tiền. Gian manh hơn, Hạnh đã tự khắc 01 con dấu "Điều dưỡng trung cấp" để đóng vào áo blouse và 01 con dấu "bộ Y tế" để đóng vào hồ sơ xin việc, phát cho người "nộp" hồ sơ xin việc cho thị.

Trung bình mỗi trường hợp xin việc, Hạnh "ra giá" là 300 triệu đồng, muốn nhanh thì phải chuyển tiền đặt cọc cho thị càng nhiều, càng tốt. Khi thu tiền đặt cọc, các đối tượng lừa đảo cấp cho nạn nhân một phiếu thu "tự chế" có đóng dấu của các bệnh viện, cơ quan mà người có nhu cầu xin việc biết, để làm tin; sau đó, Hạnh tự khắc dấu của bộ Y tế, đóng nổi ngoài hồ sơ xin việc và in các thẻ nhân viên y tế tại các bệnh viện để đưa cho nạn nhân, nhằm thu nốt tiền.

Cầm tiền được khá lâu, Hạnh không thể xin việc được cho các nạn nhân, nhiều lần trì hoãn, ông Đoàn Văn T. đã phát hiện ra Hạnh không có khả năng xin việc. Biết bị lộ, ngay lập tức, Hạnh đã trả lại cho ông Đoàn Văn T. 1.665.000.000 đồng.

Tra tay vào còng vì hám lợi

Trong quá trình đấu tranh khai thác, đối tượng Vương Thúy Nga cũng khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của thị. Theo đó, khoảng đầu tháng 4/2014, Nga được Hạnh thuê đóng giả làm nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện Phụ sản Trung ương và làm nhân viên của sở Nội vụ Hà Nội để gặp gỡ xin việc cho ông Đoàn Văn T. cùng một số người có nhu cầu xin việc khác. Do "kiếm chác" khá nhiều từ các nạn nhân, Hạnh sẵn sàng trả công cho Nga 200.000 đồng cho mỗi lần đi gặp gỡ với vài lời hứa hẹn. Đồng thời, Hạnh chỉ đạo cho Nga hướng dẫn những người xin việc ký khống vào Phiếu trả lời câu hỏi dự thi công chức và thu của mỗi người 500.000 đồng. Các loại "quyết định điều chuyển nhân sự" của Nga và Hạnh được làm giống như thật. Cao thủ hơn, Nga và Hạnh cho nạn nhân xem các quyết định bổ nhiệm nhân sự... khống và chỉ cần điền lại, đóng dấu là xong. Chỉ với việc "khoe" giấy tờ khống trên, tổng số tiền Nga nhận của Hạnh 4.000.000 đồng.

Vương Thúy Nga, "quý bà" lọc lõi trong việc lừa đảo.

Thấy việc đóng giả cán bộ vừa oai, vừa dễ có tiền, Nga đã "qua mặt" Hạnh, trực tiếp liên lạc với ông Đoàn Văn T., giới thiệu mình là cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Phụ sản Trung ương để "vợt" hồ sơ xin việc từ ông T.. Ngoài ra, Nga cũng không quên "chém gió" về các mối quan hệ của mình đối với giới lãnh đạo bộ Y tế rằng, có khả năng xin vào các bệnh viện và các cơ quan Nhà nước. Để chứng tỏ mình "hơn cơ" Hạnh, Nga tỏ ra "lọc lõi" và "quái" khi thuê một người khác, tự giả mạo thành ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng bộ Y tế và ông Vũ Bá Quyết - Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bản thân Nga sắm vai thư ký của ông Nguyễn Việt Tiến để trao đổi qua điện thoại, nhắn tin với Đoàn Văn T. về những hồ sơ xin việc làm.

Với chiêu trò này, Nga đã "chiếm trọn niềm tin" của ông Đoàn Văn T.. Theo đó, từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014, chỉ trong vòng 3 tháng, Vương Thúy Nga đã nhận từ ông Đoàn Văn T. 39 hồ sơ xin việc làm để chiếm đoạt gần 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, các hành vi lừa đảo tinh vi, có hệ thống của Nga và Hạnh đã không "qua mặt" được các cơ quan chức năng, khi ngày 20/11, cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46), Công an TP. Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Vương Thúy Nga. Trong quá trình đấu tranh khai thác các đối tượng, cơ quan công an cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp nhà ở của Lê Thị Bích Hạnh tại số 51, ngõ 299/49 phố Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai. Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ tại nhà Hạnh 01 hộp dấu khắc chữ "Phòng Kế hoạch tổng hợp - sở Y tế", 01 hộp dấu khắc chữ "Điều dưỡng trung cấp", 09 chiếc điện thoại mà Hạnh dùng để giao dịch với các nạn nhân và hàng loạt các tài liệu liên quan đến việc nhận tiền, nhận hồ sơ xin việc làm vào các cơ quan Nhà nước và các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

Do đối tượng Lê Thị Bích Hạnh vừa sinh con thứ tư nên được tại ngoại nhưng phải chịu sự giám sát đặc biệt của cơ quan công an. Bước đầu, cơ quan công an xác định, các đối tượng trong đường dây này đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 6 tỉ đồng của các bị hại. Có thể thấy, tình trạng giả danh cán bộ Nhà nước, "chém gió" có nhiều mối quan hệ để lừa đảo xin việc, chiếm đoạt tài sản không phải là mới, thế nhưng, số nạn nhân bị "dính" chiêu lừa này lại có chiều hướng gia tăng!?

Sinh 4 con, lười lao động nhưng có tài… "chém gió"

Được biết, dù hoàn cảnh khó khăn, bản thân lười lao động nhưng Hạnh vẫn sinh đến con thứ tư. Khó khăn cùng với không có công ăn việc làm khiến Hạnh bất chấp tất cả để thực hiện hành vi lừa đảo hàng tỉ đồng. Khi bị cơ quan công an lật tẩy hành vi phạm tội, Hạnh mới sinh con thứ tư được 18 ngày (sinh ngày 2/11). Chúng tôi tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin mới nhất của vụ lừa đảo này ở số báo sau.

Tin nổi bật