Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Tĩnh khoanh nợ, xóa nợ hơn 153 tỷ đồng cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn

(DS&PL) -

Hơn 5.000 trường hợp doanh nghiệp nợ tiền thuế với số tiền hơn 153 tỷ đồng không còn khả năng đóng nộp vừa được Cục Thuế Hà Tĩnh khoanh nợ, xóa nợ.

Hơn 5.000 trường hợp doanh nghiệp nợ tiền thuế với số tiền hơn 153 tỷ đồng không còn khả năng đóng nộp vừa được Cục Thuế Hà Tĩnh khoanh nợ, xóa nợ.

Thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 26/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, Cục Thuế Hà Tĩnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị rà soát, củng cố, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ phân loại nợ khó thu để thực hiện khoanh nợ, xóa nợ.

Hà Tĩnh khoanh nợ, xóa nợ hơn 153 tỷ đồng cho các công ty, doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Qua rà soát, đơn vị đã khoanh nợ, xóa nợ cho 5.414 trường hợp người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, bao gồm: xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế.

Tổng số tiền nợ thuế được khoanh nợ, xóa nợ đợt này là 153,2 tỷ đồng. Trong đó, tiền thuế nợ gốc là 103,4 tỷ đồng, tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp thuế là 49,8 tỷ đồng.

Được biết, trong số 5.414 trường hợp được khoanh nợ, xóa nợ, có 3 trường hợp người nộp thuế bị chết, 65 trường hợp giải thể, 5.343 trường hợp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh, 3 trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Một lãnh đạo Cục thuế Hà Tĩnh cho biết, để đảm bảo rà soát đúng các trường hợp, đối tượng, Cục Thuế Hà Tĩnh đã giao chỉ tiêu cụ thể đến từng công chức quản lý nợ đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý nhằm hoàn thiện, củng cố các hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Nghị quyết 94.

Liên quan vấn đề này, theo Tổng cục Thuế, việc xử lý nợ phải đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đáp ứng các điều kiện quy định về hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhiều đối tượng nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể, phá sản... Điều này đặt ra yêu cầu trong công tác tổ chức triển khai thực hiện cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp ở địa phương. Chính vì vậy, vai trò của chính quyền cơ sở là đặc biệt quan trọng. Theo quy định của Thông tư 69, vai trò của UBND cấp xã, huyện, tỉnh được quy định rõ ràng đối với công tác xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế.

Đặc biệt, trong quy trình xử lý nợ thuế, chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định khoanh/xóa nợ phải được nhập vào ứng dụng quản lý thuế để theo dõi và gửi bản sao cho các bộ phận có liên quan hạch toán và điều chỉnh lại số tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp trên ứng dụng (nếu có). Đây cũng là thời gian tối đa để hoàn thành đăng tải các quyết định khoanh nợ, xóa nợ trong thời gian 30 ngày trên trang thông tin điện tử của cục thuế, hoặc cục hải quan; hay cấp cao hơn là cổng thông tin của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật