Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội: Thông qua chủ trương tăng giá hơn 1.300 dịch vụ y tế

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Trong phiên thảo luận chiều 9/7, HĐND thành phố đã thông qua chủ trương tăng giá đối với 1.348 dịch vụ y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước.

(ĐSPL) – Trong phiên thảo luận chiều 9/7, HĐND thành phố đã thông qua chủ trương tăng giá đối với 1.348 dịch vụ y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, sau 10 tháng thực hiện Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND TP có một số khó khăn, vướng mắc và phát sinh. Cụ thể, còn 1.348 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vẫn giữ nguyên giá dịch vụ từ năm 2009, trong khi đó, giá cả thị trường đã có nhiều biến động tác động đến chi phí đầu vào của giá dịch vụ (thuốc, vật tư tiêu hao, điện, nước... đều tăng).

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều bệnh viện trung ương, bệnh viện bộ, ngành trên địa bàn thành phố áp dụng mức giá tối đa (100\% mức giá trần). Như vậy, trên một địa bàn, cùng một kỹ thuật nhưng có 2 mức giá khác nhau, ảnh hưởng tới quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì thế, người có thẻ BHYT không lựa chọn khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Hà Nội do không được BHYT thanh toán như ở các bệnh viện trung ương, bệnh viện bộ, ngành.

Phiên họp HĐND lần thứ 10 đã thông qua chủ trương tăng giá hơn 1.300 dịch vụ y tế.

Một số bệnh viện hạng II của TP có chuyên khoa đầu ngành đã triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật cao (như tuyến bệnh viện hạng I và tuyến trung ương) nhưng không được áp dụng mức giá dịch vụ của bệnh viện hạng I, trong khi chi phí đầu vào như nhau dẫn tới thu không đủ bù chi. Bởi vậy, UBND thành phố cho rằng, việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước thuộc TP Hà Nội là cần thiết.

Theo Tờ trình điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh thì sẽ có 1.348 dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định của Thông tư 03 và 135 dịch vụ danh mục kỹ thuật đối với theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC được điều chỉnh tăng.

Cụ thể, giá bệnh viện hạng I tăng từ 80\% lên 100\%; bệnh viện hạng 2 tăng từ 75\% lên 95\%; bệnh viện hạng 3, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh từ 70\% lên 90\%; trạm y tế từ 65\% lên 85\%.

Giá dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, đảm bảo mặt bằng chung thống nhất về giá các dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP Hà Nội. Việc tăng giá không tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý, xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của người dân, tỉ lệ dân số tham gia BHYT và khả năng cân đối quỹ BHYT của TP.

Trong phiên họp HĐND chiều 9/7, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: “Ở kỳ họp trước (năm 2013), nếu không có lạm phát thì UBND TP đã đề nghị tăng tất nhưng do lạm phát nên chỉ chọn một số dịch vụ chứ bản thân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nơi sau cùng tăng giá dịch vụ y tế. Tôi rất băn khoăn, tại sao cùng dịch vụ đó mà bệnh viện tuyến dưới lại thu thấp hơn. Đây là vấn đề nhạy cảm. Dịch vụ cấp dưới chất lượng tương đương bệnh viện tuyến trên thì giá phải bằng quy định của Luật. Đấy là vấn đề chính trị xã hội chứ không đơn thuần là anh có thẩm quyền ban hành hay không”.

Tin nổi bật