Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội “cháy” vắc xin dịch vụ

(DS&PL) -

Đến nay, hầu hết các điểm tiêm chủng ở Hà Nội đều cháy vắc xin “5 trong 1”.

Đến nay, hầu hết các điểm tiêm chủng ở Hà Nội đều cháy vắc xin “5 trong 1”.

Dịch vụ cũng không đáp ứng nhu cầu

Theo ghi nhận phóng viên vào sáng 9/7 ở Hà Nội, tại điểm tiêm chủng số 131 Lò Đúc, 70 Nguyễn Chí Thanh, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế đã hết vắc xin “5 trong 1”.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Phó Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận 50 - 700 trẻ tiêm vắc xin dịch vụ. Riêng vắc xin 5 trong 1, đến hôm nay đã hết.

Theo bác sĩ Hồng, đợt này, Viện Vệ sinh dịch tễ nhập về 2.000 liều cũng chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong 4 ngày. Người dân vẫn đến hỏi qua điện thoại và đến hỏi trực tiếp nhưng vẫn chưa đáp ứng được.

“Đây là thời điểm vào mùa dịch, Trung tâm đã triển khai 100\% quân số nhưng vẫn không thể đáp ứng được 100\% người dân”, bác sĩ Hồng nói.

Người dân xếp hàng chờ tiêm vắc xin dịch vụ

Hơn nữa, ở nhiều tỉnh lẻ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêm của người dân nên họ kéo nhau về các trung tâm lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bác sĩ Hồng vẫn chưa hiểu tại sao.

“Tôi cũng không hiểu tại sao, trước kia chúng tôi không thiếu như thế này. Những tháng gần đây, khách hàng tăng lên từ 40 - 50\% (tăng gấp đôi so với năm ngoái)”, bác sĩ Hồng bày tỏ.

Tại Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế, Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Việt Đức, Phó giám đốc Trung tâm cũng cho biết, vắc xin “5 trong 1” và “6 trong 1” đã hết từ nhiều tháng nay. Riêng vắc xin “5 trong 1” mới có trở lại 3 ngày gần đây. Số lượng nhập khẩu không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện, Trung tâm chỉ còn 200 liểu vắc xin “5 trong 1” và chỉ có thể đáp ứng được đến ngày mai.

Tháng 8 sẽ có vắc xin “5 trong 1”

Giải thích về tình trạng khan hiếm vắc xin, bác sĩ Hồng cho hay, dân đổ xô đi tiêm vắc xin tại các trung tâm lớn do tâm lý. Không chỉ riêng vắc xin “5 trong 1” mà trước đó, khi sởi bùng phát hay bệnh thủy đậu, bệnh viêm não bắt đầu được cảnh báo, phụ huynh mới ùn ùn đưa con đi tiêm, chính việc đó khiến vắc xin khan hiếm.

Bác sĩ Hồng cho biết thêm, nguyên nhân khan hiếm vắc xin là đơn vị đặt hàng phải mất nhiều thời gian (khoảng 6 tháng đến 1 năm), không kịp sản xuất nên chưa đáp ứng nhu cầu người dân.

Bác sĩ Hồng khẳng định, tháng 8 hoặc tháng 9 sẽ có vắc xin 5 trong 1. Trung tâm sẽ lưu lại danh sách và nhắn tin cho phụ huynh khi vắc xin có trở lại.

Bác sĩ cũng lưu ý người dân, vắc xin không giống thuốc điều trị. Vắc xin có nhiều lịch cơ động khác nhau nhưng mục tiêu vẫn đảm bảo bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nếu đứa trẻ chưa được tiêm trong đợt khan hiếm này vẫn không ảnh hưởng đến miễn dịch.

Bác sĩ Hồng khẳng định, tháng 8 hoặc tháng 9 sẽ có vắc xin "5 trong 1" dịch vụ

“Tất nhiên lịch chuẩn theo khuyến cáo vẫn tốt hơn nhưng thời gian tiêm cách nhau lâu vẫn không ảnh hưởng”, bác sĩ Hồng nói.

Bác sĩ Hồng khuyến cáo, chất lượng vắc xin vào Việt Nam đều được Bộ Y tế kiểm tra và đảm bảo, tính an toàn được chấp nhận. Tuy nhiên, tiêm vắc xin dịch vụ hay không dịch vụ vẫn có tỉ lệ phản ứng phụ xảy ra như nhau.

Do đó, người dân nên sử dụng vắc xin ở địa phương. “Vắc xin ở địa phương lúc nào cũng có sẵn, người dân nên đến phường, xã tiêm, không phải chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ nữa”, bác sĩ Hồng khuyến cáo.

Theo thông báo từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), sau nhiều tháng hết vắc xin “5 trong 1” (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib), loại vắc xin tiêm dịch vụ, mới đây, loại vắc xin này đã được nhập 27.000 liều và đã được các nhà phân phối chuyển đến các đơn vị tiêm chủng dịch vụ để tiêm cho trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, số văc xin này vẫn ít so với nhu cầu.

Tin nổi bật