Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của công trình đường bộ

  • Thành Lâm
(DS&PL) -

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ và nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức.

Thực hiện Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ. Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đường bộ, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả…

Thực hiện quyết liệt Luật đường bộ giúp nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức, bảo đảm an toàn cho hệ thống cầu đường hiện nay.

Trọng tâm của kế hoạch cùng với tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Đường bộ, thành phố sẽ rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đường bộ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; xây dựng nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông đô thị; công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng trên địa bàn thành phố theo quy định…

Trao đổi với PV ĐS&PL, TS. Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, việc triển khai quyết liệt quyết định này sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho người dân. Tuy nhiên cũng cần cụ thể hóa thêm chi tiết của điều luật theo từng khu vực. Trên cơ sở đó các địa phương rà soát lại hệ thống đường bộ và đưa ra từng giải pháp kiểm soát chặt chẽ, cụ thể nhất.

“Ngoài giải pháp xử phạt theo quy định hiện nay, mỗi địa phương cần có biện pháp xử lý tận gốc các vấn đề liên quan đến trọng tải. Có thể kiểm tra ngay tại nơi xếp dỡ hàng hóa, các tuyến đường phải chuẩn bị đầy đủ hệ thống trạm cân, kho bãi,... Mỗi loại hình đường bộ sẽ cần áp dụng khổ giới hạn khác nhau, nhất là các tuyến đường chạy qua cầu, thường xuyên xảy ra tình trạng xe quá khổ quá tải đi qua, gây sập cầu hoặc làm công trình xuống cấp nhanh hơn. Do đó, cần quản lý chặt chẽ tải trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống cầu đường”,  TS. Tạo nói.

Để triển khai hiệu quả kế hoạch, UBND thành phố giao giám đốc các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi quản lý, chủ động, tích cực triển khai thực hiện kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí. Căn cứ tình hình thực tiễn, chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện hoặc lồng ghép nội dung này vào chương trình công tác, kế hoạch chung để thực hiện.

Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong kế hoạch theo đúng tiến độ.

Tin nổi bật