Theo Vietnamnet, bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiêm phòng dại trong tình trạng gần đứt lìa chân cùng nhiều vết cào cắn trên người do chó tấn công.
Thời điểm được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Hiện vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị.
Hiện bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị. Ảnh: VTV News.
VTV dẫn lời các bác sĩ cho hay, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh lây truyền do virus dại xâm nhập qua các vết cắn, vết cào của động vật đã mắc bệnh.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại gây tổn thương trên hệ thần kinh trung ương ở một số loài động vật như các loại rơi, chuột, dê, cừu, trâu, bò... đặc biệt là loại chó. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị cho người mắc bệnh dại khi đã lên cơn, người đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là 100%.
Vì vậy, người dân cần hiểu rõ về bệnh dại và nguy cơ sau khi mắc bệnh. Nếu nuôi chó phải nhốt, không được thả rông, khi ra đường phải có rọ mõm, có người trông. Tiêm phòng và quản lý tốt chó nuôi tại khu vực dân cư.
Những người bị chó mèo nghi dại cắn cần chủ động đi tiêm phòng dại ngay, càng sớm càng tốt.
Khi bị chó, mèo cắn, bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện 4 lưu ý sau:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Không nên chữa dại theo mẹo hoặc các hình thức dân gian khác.
Thùy Dung (T/h)