Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội đề xuất phát triển hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc hai bờ sông Hồng

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Với mục đích tạo nền tảng hệ thống giao thông công cộng kết nối tốt với tuyến waterbus, UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc hai bên bờ sông Hồng.

Báo điện tử VTC News đưa tin, HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đồ án, UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray (sky-monorail) dọc 2 bên bờ sông Hồng nhằm tạo nền tảng hệ thống giao thông công cộng kết nối tốt với tuyến waterbus, làm triệt tiêu sự ngăn cách về không gian của hệ thống đê tả, hữu Hồng, góp phần đưa đô thị "quay mặt hướng sông".

Điểm kết nối các nhà ga (TOD cảnh quan) sẽ được kết hợp với các dịch vụ du lịch văn hoá với những giá trị vật thể và phi vật thể như bãi tắm Chử Đồng Tử, khu di tích bà Tấm Ỷ Lan, làng cổ Bát Tràng.... Tuổi trẻ thủ đô thông tin thêm rằng, với định hướng quy hoạch mạng lưới đường thuỷ, Hà Nội cũng dự định bổ sung tuyến giao thông thuỷ phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hoá di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến.

Hà Nội đề xuất phát triển hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc hai bờ sông Hồng. Ảnh: Tuổi trẻ

UBND TP Hà Nội cũng đề xuất khôi phục 2/6 tuyến đường sắt cũ do Pháp đã đầu tư xây dựng (Ngã Tư Sở - Bờ Hồ và Bờ Hồ - Thuỵ Khuê) dưới hình thức tram way (tàu điện trên mặt đất). Đây vừa là hình thức giao thông gần gũi với hình ảnh xe điện cũ, vừa có giá trị vận chuyển hành khách tốt hơn xe buýt, vừa có giá trị cung cấp dịch vụ du lịch, tham quan, kết nối các điểm du lịch lớn trong nội đô.

Theo đồ án, Hà Nội cần rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng thành quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố. Ngoài ra, cần mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía Đông huyện Gia Lâm, khai thác hiệu quả quỹ đất, hình thành khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Với khu đô thị trung tâm, Hà Nội sẽ phục dựng, nâng tầm kiến trúc đặc thù “phố Pháp" gắn liền với các hoạt động kinh tế cốt lõi, trung tâm tài chính, thương mại quốc gia; ưu tiên phát triển ngầm tại khu vực này như: Tuyến phố trung tâm thương mại ngầm dẫn từ nhà ga Hà Nội; trung tâm dọc phố Trần Hưng Đạo, kết nối với trục không gian sông Hồng. Đồ án sẽ được xin ý kiến Bộ Xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới. 

Phương Uyên ( T/h)

Tin nổi bật