Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội: Bé trai sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn bánh hamburger

(DS&PL) -

Một bé trai có tiền sử dị ứng bột mỳ đã bị sốc phản vệ ngụy kịch sau khi ăn hết một chiếc bánh hamburger.

Một bé trai có tiền sử dị ứng bột mỳ đã bị sốc phản vệ ngụy kịch sau khi ăn hết một chiếc bánh hamburger.

Bé trai có tiền sử dị ứng bột mỳ bị sốc phản vệ sau khi ăn hamburger. Ảnh minh họa

Tại hội thảo Miễn dịch - Dị ứng - Khớp ngày 4/12, tiến sĩ Lê Quỳnh Chi, bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cho biết, một bé trai 10 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn một chiếc bánh hamburger.

Thông tin từ gia đình cho biết, bé trai bị di ứng bột mỳ từ bé. Tuy nhiên, gia đình lại chưa từng cho con đi khám mà tự cho con tập ăn từng chút một với hi vọng con có thể quen dần.

Gia đình kể có những lúc bé ăn nửa ổ bánh mỳ nhưng không có biểu hiện gì nên họ cho rằng con đã không còn bị dị ứng.

Một tuần trước, sau khi ăn hết một chiếc hamburger tại một buổi sinh nhật, bé bắt đầu nổi phát ban khắp người, khó thở rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái sốc phản vệ, bất tỉnh.

Tiến sĩ Chi cho biết, bé trai được đưa tới bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch nhưng rất may là được cấp cứu kịp thời nên bé đã khỏi sau một tuần chữa trị mà không cần lọc máu.

Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi. Ảnh: Vietnamnet

Theo tiến sĩ Chi, Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn rất đa dạng, trong đó 88,4% trẻ có biểu nhẹ ở ngoài da, niêm mạc 88,4%, tiêu hóa 88,4%, hô hấp 44,2% và 15,1% trẻ bị dị ứng toàn thân, sốc phản vệ.

Trong đó, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vòng vài phút.

Dị ứng thức ăn thường xảy ra trên cơ địa mẫn cảm, có tính di truyền. Toàn cầu hiện có khoảng 220-250 triệu người bị dị ứng thức ăn. Khoảng 5-8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ 1-2%.

Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi khuyến cáo, các bậc cha mẹ khi phát hiện con có biểu hiện dị ứng, cần đưa con đến khám tại khác chuyên khoa dị ứng.

"Cha mẹ không tự ý cho trẻ tập ăn đồ ăn trẻ bị dị ứng. Để giải mẫn cảm cần phải có phác đồ cụ thể", tiến sĩ Chi nhấn mạnh.

Tiến sĩ Chi cũng lưu ý, nếu trong nhà có trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng, cha mẹ cần dự phòng ít nhất 1-2 bút tiêm Adrenaline hoặc để trẻ mang theo khi đi học, đi chơi xa nhà.

Khi trẻ bị sốc phản vệ, cần tiêm ngay 1-2 mũi Aderaline rồi nhanh chóng chuyển đến bệnh viện cấp cứu, điều này tránh cho trẻ tử vong.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật