Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hạ lãi suất: Có lợi nhất chính là ngân hàng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hạ lãi suất huy động nhưng chưa tạo được áp lực hạ lãi suất cho vay thì ngân hàng lại có thêm cơ hội tăng lợi nhuận...

(ĐSPL) - Hạ lãi suất huy động nhưng chưa tạo được áp lực hạ lãi suất cho vay thì ngân hàng lại có thêm cơ hội tăng lợi nhuận...
Trên đây là trao đổi của T.S Nguyễn Minh Phong với báo Đời sống và Pháp luật ngày 18/3 khi các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh hạ lãi suất huy động, thực hiện quyết định của NHNN.
Theo đó, NHNN đã quyết định hạ một số lãi suất chủ chốt như: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2\%/năm xuống 1\%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7\%/năm xuống 6\%/năm.
Lãi suất tái cấp vốn chính thức giảm từ 7\%/năm xuống 6,5\%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5\%/năm xuống 4,5\%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 8\%/năm xuống 7,5\%/năm.
Ngân hàng đang dư thừa vốn
Việc hạ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7\%/năm xuống 6\%/năm buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất huy động trong ngắn hạn.
Có hiện tượng, ngân hàng thương mại cổ phần thừa vốn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngân hàng chủ động giảm giảm lãi suất huy động trước khi có quyết định của Ngân hàng Nhà nước(NHNN). Đi tiên phong là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng giảm còn 5\%/năm. Tiếp đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ông lớn trong hệ thống đã giảm 0,25 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 3-11 tháng về 6,5\% một năm.
Sau đó, hàng loạt các ngân hàng cổ phần khác cũng hạ từ 0,1-0,3 điểm phần trăm, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn. Lãi suất huy động kỳ hạn một tháng ở Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cao nhất chỉ 6,2-6,5\% một năm…
Đi đôi với việc giảm lãi suất huy động trong thời gian ngắn hạn, các ngân hàng cũng đưa ra các chương trình nhằm thu hút doanh nghiệp vay vốn để tăng trưởng mức tín dụng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đang triển khai chương trình ưu đãi giải ngân 5.000 Lãi suất 8\%/năm trong 1 tháng đầu tiên; lãi suất 9,5\%/năm trong 3 tháng đầu tiên; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa triển khai các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt áp dụng đến hết năm 2014, lãi suất cho vay tối thiểu từ là 8,5\%/năm; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 1.500 tỷ đồng tham gia chương trình bình ổn thị trường của UBND TP. HCM với lãi suất ngắn hạn 6\%/năm.
Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, tốc độ tăng trưởng huy động vốn lớn hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong khi bối cảnh nên kinh tế ảm đạm, sức mua người tiêu dùng giảm sút, doanh nghiệp tồn kho nhiều, phát triển sản xuất gặp khó khăn. Do đó đang có hiện tượng, ngân hàng thương mại cổ phần thừa vốn cho vay, còn doanh nghiệp lại chưa muốn đi vay.
Hưởng lợi vẫn là ngân hàng
Ngân hàng tăng lợi nhuận trong tương lai để bù đắp các khoản nợ xấu: Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 4,08\% (cuối năm 2012) lên 4,73\%/tổng dư nợ tín dụng (10/2013) và  tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 9\%.
Do đó việc lãi suất huy động giảm nhưng chưa chắc lãi suất cho vay đã giảm mạnh, chênh lệch vẫn lớn bởi nợ xấu của các ngân hàng thương mại cao. Các ngân hàng phải có phải có lợi nhuận tương lai để xóa nợ xấu, sức ép đó khiến họ phải để chênh lệch lãi suất cao.
Hạ lãi suất: Có lợi nhất chính là ngân hàng.
Hơn thế nữa, tỉ trọng huy động ngắn hạn trong ngân hàng chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu huy động của các ngân hàng thương mại. Do vậy, việc giảm lãi suất huy động chỉ 1\% thì ngân hàng thương mại cũng đã tăng lợi nhuận đáng kể.
Ngân hàng giảm chi phí: Lãi suất tái cấp vốn chính thức giảm từ 7\%/năm xuống 6,5\%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5\%/năm xuống 4,5\%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 8\%/năm xuống 7,5\%/năm giúp ngân hàng giảm chi phí cho các khoản vay với NHNN và giúp tăng lợi nhuận.
Với trần lãi suất ngắn hạn giảm, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiền kỳ hạn dài hoặc chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán….có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, việc NHNN hạ trần lãi suất huy động có hai cái lợi. Thứ nhất, hạ lãi suất là động thái nhằm kỳ vọng giúp cho các ngân hàng có thêm khoảng cách và không gian để thụt lùi lãi suất cho vay và  mở rộng tín dụng cho vay. Thứ hai là hạ lãi suất tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn và trả nợ ngân hàng.
Bên cạnh đó, “giảm lãi suất, còn tạo cho các ngân hàng giảm chi phí huy động vốn, nếu ngân hàng nào không hạ được lãi suất cho vay mà lại hạ được lãi suất huy động vốn thì chắc chắn ngân hàng sẽ được lời. Do đó, động thái hạ lãi suất huy động của NHNN nhưng chưa tạo được áp lực hạ lãi suất cho vay thì ngân hàng lại có thêm cơ hội tăng lợi nhuận.” - TS Nguyễn Minh Phong nhận định.
Thành Vũ - Thanh Huyền

Tin nổi bật