Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

GS-TS Lê Xuân Nghĩa: Đấu thầu vàng miếng còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao

  • Vân Anh (T/h)
(DS&PL) -

GS-TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định việc đấu thầu vàng còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn.

Theo báo Người lao động, ngày 17/5, phát biểu tại tọa đàm "Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường vàng, giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi trong bối cảnh bất định", TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đã nhiều lần nhấn mạnh "vàng không có gì ghê gớm, nên để thị trường điều tiết".

TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ thông tin về thị trường vàng. Ảnh: Người lao động

Theo ông Nghĩa, trên thế giới, vàng được coi là một loại hàng hóa rất bình thường, trong khi ở Việt Nam, vàng trở nên "ghê gớm" và không ít thời điểm chúng ta hoảng loạn vì vàng. Nỗi lo "vàng hoá" chỉ xảy ra khi vàng được gửi vào các ngân hàng thương mại, khi đó "tiền sẽ đẻ ra tiền".

Việc độc quyền vàng miếng SJC đã tồn tại suốt nhiều năm qua, trong giai đoạn trước kia không  có sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, khoảng cách này ngày càng giá tăng, mức chênh lệch

đến mức vô lý.

Ông Nghĩa đặt vấn đề có phải do chênh lệch cung cầu hay không, hay do các tác động không khi vẫn là chính sách độc quyền vàng miếng SJC, độc quyền xuất nhập khẩu vàng, nhưng những năm gần đây mới có sự biến động lớn, chênh lệch giá đẩy cao.

Từ năm 2020, khi dịch COVID-19 xảy ra, con đường nhập lậu vàng "trở nên khó khăn hơn". Cùng đó, hàng loạt vụ việc nhập lậu vàng bị phát hiện, khiến "nguồn cung từ bên ngoài vào Việt Nam" không còn như trước.

Từ đó, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc không có nguồn cung, phần nào đã tạo ra sự chênh lệch giá. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các kênh đầu tư trở nên khó khăn hơn, lãi suất tiết kiệm thấp, việc đầu tư vàng là kênh mà người dân lựa chọn, đẩy nhu cầu tăng cao.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng nên để vàng trở lại trạng thái "bình thường", không có gì quá ghê gớm để chúng ta phản ứng chính sách như thời gian vừa qua.

Theo báo VTC News, sau 4 phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước đã "bơm" ra thị trường 27.200 lượng vàng miếng SJC.

chuyên gia Trần Duy Phương nhận định, số lượng vàng mà NHNN thông qua đấu thầu để đưa ra thị trường mới chỉ đáp ứng ở mức cơ bản. Phải cần thêm vài phiên với khối lượng tương đối nữa thì thị trường mới không còn "khát" vàng SJC.

“Tôi cho rằng phải cần thêm ít nhất 2-3 phiên đấu thầu vàng nữa, với khối lượng cung ứng khoảng 20.000 lượng thì mới giải được cơn khát vàng miếng SJC", ông Phương nói.

Còn theo bà Lê Thị Hằng - Tổng Giám đốc SJC - kể từ năm 2012, khi Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đến nay, SJC không được sản xuất, nhập khẩu vàng nguyên kiện và chỉ được gia công vàng móp. 

Việc SJC không được nhập nguyên liệu và không được dập vàng miếng SJC dẫn tới cầu vượt cung. Bà Hằng đề xuất cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh vàng được dập vàng miếng, giúp đa dạng nguồn cung. Đó mới là biện pháp quan trọng để bình ổn thị trường.

"Người dân có quyền mua vàng và đây là quyền lợi hợp pháp, cơ quan quản lý chỉ cần chống đầu cơ, tích trữ", bà Hằng nói.

Theo bà Hằng, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vàng là khi mua về phải bán ngay nên tất cả số lượng vàng đấu thầu thành công phải bán liền cho người dân. 

Tin nổi bật