Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

GS. Ngô Bảo Châu không thể là minh chứng cho thành công của sách Công nghệ giáo dục

(DS&PL) -

PGS.TS Nguyễn Văn Lợi cho rằng, sách Công nghệ giáo dục khó áp dụng với học sinh dân tộc thiểu số và GS. Ngô Bảo Châu không thể là minh chứng cho thành công của sách này.

PGS.TS Nguyễn Văn Lợi cho rằng, sách Công nghệ giáo dục khó áp dụng với học sinh dân tộc thiểu số và GS. Ngô Bảo Châu không thể là minh chứng cho thành công của sách này.

Ngày 13/9 viện Ngôn ngữ Việt Nam tổ chức hội thảo về sách Công nghệ giáo dục Tiếng Việt 1 (CNGD-TV1) đang gây chú ý dư luận nhiều ngày qua.

PGS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên phó Viện trưởng viện Ngôn ngữ đã chỉ ra những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy trong sách CNGD-TV1.

Trong đó ông nhấn mạnh: "Những cách dạy và học đánh vần khác nhau, nhưng không liên quan đến toan tính cải tiến chữ Quốc ngữ, tất cả chỉ hướng đến mục tiêu giúp học sinh đọc thông viết thạo.

Cách học như thế này hay thế khác đều không thể làm hỏng tiếng Việt. Vì vậy mọi người không nên hoang mang lo lắng như thời gian qua".

[presscloud]4287[/presscloud]

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Lợi, tuyên bố của GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, học sinh 6 tuổi cứ theo học 1 năm với phương pháp trong sách CNGD-TV1 là đọc thông viết thạo thì chưa chắc đúng, ông lý giải: "Biên soạn sách dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số phải khác sách dạy tiếng Việt cho dân tộc Kinh, vì ngôn ngữ mẹ đẻ của HS thiểu số khác ngôn ngữ hệ thống tiếng Việt.

Việt Nam là quốc gia đa ngôn ngữ, đa dân tộc với khoảng 14% học sinh dân tộc thiểu số với tổng khoảng 100 ngôn ngữ khác nhau. Việc dạy tiếng Việt cho người Kinh và các dân tộc thiểu số là khác nhau.

Trong khi tiếng Việt có 106 vần, ví dụ tiếng dân tộc Mông chỉ có 12 vần, trẻ em người Mông rất khó khăn khi học hệ thống vần tiếng Việt. Hay tiếng Chăm, Khơ me lại không có thanh điệu. Cách dạy với các em trường hợp này là đi từ chữ đến âm, từ dạy cách viết ký tự kết hợp thành tiếng và dạy phát âm.

Điều này ít được quan tâm trong các sách dạy đánh vần tiếng Việt, mà đã được các nhà khoa học của UNESCO khuyến cáo, dạy ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ thứ 2) thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) thì phải lấy ngôn ngữ thứ 2 làm cầu nối học ngôn ngữ thứ nhất.

Còn chủ trương sách CNGD-TV 1 là đi từ âm đến chữ, tức từ trừu tượng đến cụ thể. Vì vậy tôi nói, việc áp dụng thành công với các em dân tộc Kinh chưa chắc thành công với HS dân tộc thiểu số".

PGS.TS Nguyễn Văn Lợi cho rằng, GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh sách CNGD-TV1 thành công hay không.

PGS.TS Lợi còn cho rằng, ý kiến trường Thực nghiệm đã thành công, điển hình là GS. Ngô Bảo Châu đã học phương pháp này và coi đó là thành quả của phương pháp học trong sách Công nghệ giáo dục thì không thuyết phục được ông.

Ông cho rằng: "Trong khoa học không thể lấy uy tín để chứng minh, cũng như không thể lấy một trường hợp để minh chứng cho hàng nghìn học sinh. Chương trình thực nghiệm có 800 ngàn HS học nhưng so với hàng triệu học sinh theo chương trình khác thì chưa có con số thống kê nào.

Trường Thực nghiệm nói riêng hay những ngôi trường khác nói chung, có nhiều nhân tố để tạo nên thương hiệu nhà trường cũng như thành quả học sinh, chứ không thể nói sách CNGD-TV 1 mang lại thành công đó”.

Đồng ý với quan điểm trên, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng viện Ngôn ngữ Việt Nam cũng cho rằng: "Rất nhiều nhân tố, phương pháp giáo dục cộng hưởng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, còn nguyên phương pháp học đánh vần CNGD-TV1 không thể quyết định điều đó".

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật