Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sách “Công nghệ Giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại: Cần thay đổi vài chỗ để cho hợp lý hơn

(DS&PL) -

TS Nguyễn Văn Bằng nhận định, về cơ bản, sách “Giáo dục công nghệ” mang tính học thuật, sư phạm cao khi xét trên toàn bình diện.

TS Nguyễn Văn Bằng (nguyên Trưởng chuyên ngành Ngôn ngữ học, phòng Đào tạo sau đại học trường đại học Sài Gòn, TP.HCM) nhận định, về cơ bản, sách “Giáo dục công nghệ” của GS Hồ Ngọc Đại mang tính học thuật, sư phạm cao khi xét trên toàn bình diện.

Thời gian vừa qua, câu chuyện về bộ tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có nhiều ý kiến gay gắt cho rằng bộ tài liệu này làm thay đổi chữ Quốc ngữ. Liên quan đến việc này, TS Nguyễn Văn Bằng (nguyên Trưởng chuyên ngành Ngôn ngữ học, phòng Đào tạo sau đại học trường đại học Sài Gòn, TP.HCM) đã có một số chia sẻ về quan điểm của mình đối với tôi. Qua báo điện tử Người Đưa Tin, tôi cũng xin chia sẻ với bạn đọc.

Cuốn sách có nhiều ưu điểm

Theo TS Bằng, sách “Công nghệ Giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại có rất nhiều ưu điểm đáng ghi nhận so với sách dạy học theo kiểu truyền thống trước đó vì mang tính học thuật, sư phạm cao.

Thứ nhất, trong một chuỗi lời nói, trẻ không thể nhận diện được có bao nhiêu từ nên giáo viên cần minh họa qua mô hình ô vuông, tam giác. Ví dụ, câu ca dao “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” sẽ được giáo viên minh họa qua 2 dòng thơ với câu lục 6 ô vuông (tam giác) và câu bát 8 ô vuông (tam giác). Từ đó, trẻ sẽ nhận biết câu ca dao này có 14 từ cần phải học.

"Tiếp đến, giáo viên dạy cho trẻ học tiếng cách đánh vần theo âm vị học. “Đây là một phương pháp dạy rất khoa học, sư phạm, vì thế trẻ có thể tiếp thu rất nhanh. Nhiều người cho rằng, cách dạy như thế này là hàn lâm vì nặng về lý thuyết ngôn ngữ học là không đúng. Điều quan trọng nhất là trẻ tiếp thu nhanh, viết đúng, chứ chúng có biết gì chuyện hàn lâm mà phán xét”, TS Bằng phân tích.

Thứ 2, về ngữ pháp, những câu sử dụng trong văn bản trích dẫn đều rất tinh tế vì nó rất gần gũi với cách diễn đạt tự nhiên của người Việt. Có thể kể đến câu hay trong văn bản “Vẽ gì khó” như “ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào thì vẽ thế ấy, ai dám hoạnh họe”. Một số người nói, văn bản này không thấy ghi chú nguồn, thực ra không cần thiết. Vì đây là văn bản cổ học tinh hoa nên chỉ cần diễn đạt sao cho gần gũi với tâm lý lứa tuổi là được.

Cần thay đổi một vài chỗ cho hợp lý

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích, TS Nguyễn Văn Bằng cũng chỉ ra một vài chỗ khiếm khuyết của cuốn sách cần phải thay đổi. Ông nói: “Cuốn sách còn sử dụng nhiều phương ngữ địa phương, chưa mang tính toàn dân. Chẳng hạn như “gà qué”, “quện nhau”, “trình trịch”, “quả bứa”,… Cần sử dụng những từ phổ thông để người dạy và người học không gặp phải những khó khăn không đáng có. Tiếp đến là phải thay đổi một số thành ngữ cho phù hợp với học sinh lớp 1. Đó là một số thành ngữ đôi khi cũng gây khó hiểu với người lớn như: “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Bình chân như vại”, “Chặt to kho mặn”,…

Cách dạy học theo phương pháp đánh vần mới.

Cũng theo TS Bằng, sở dĩ cuốn sách còn có những lỗi như trên là vì bản thân GS Hồ Ngọc Đại và những người biên soạn đa phần sống ở miền Bắc nên cũng có một chút thói quen trong việc sử dụng từ ngữ vùng miền. Và, những lỗi như vừa nêu chỉ là GS Hồ Ngọc Đại “đi” hơi quá đà mà thôi.

“Sở dĩ dư luận ồn ào trong thời gian vừa qua là vì họ thiếu hiểu biết chung về mặt bằng kiến thức khoa học ngôn ngữ cần có. Hơn nữa, cái gì mới thì cũng thường hay ồn ào, thậm chí khó được chấp nhận vì người ta đã quen với cái cũ từ xưa đến nay”, TS Bằng nói thêm.

Nên dạy trẻ học chữ và đánh vần như thế nào?

TS Nguyễn Văn Bằng cho rằng, cách dạy theo truyền thống hay dạy theo phương pháp sách “Công nghệ Giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại đều ổn cả. Tuy nhiên, nếu tiếp cận phương pháp dạy tiếng theo cách hiện đại thì vẫn có phương án tối ưu hơn.

Phương pháp này sẽ không dạy cho trẻ theo cách đánh vần mà dạy đọc luôn từng chữ một. Sau đó ghép nhiều từ thì sẽ thành câu và ghép nhiều câu thì thành văn bản.

Bộ Sách Công nghệ giáo dục và cách đánh vần lớp 1.

Để dạy được theo phương pháp này, cần có một giáo trình bài bản biên soạn bài học theo cấp độ dạy từ từ dễ đến khó. Cứ như thế, trẻ sẽ quen dần và đọc thông viết thạo mà không hề gặp bất cứ rắc rối nào về tiếng mẹ đẻ.

“Tuy vậy, còn rất ít người chưa biết đến phương pháp này nên không dễ gì nói cho thông được. Chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi khi thay đổi một phương pháp vì họ chi phối bởi quan điểm truyền thống”, TS Nguyễn Văn Bằng trăn trở.

Thạc sỹ ngôn ngữ học Phan Thế Hoài/Người Đưa Tin

Tin nổi bật