Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giọt nước nghĩa tình giải "cơn khát" nước ngọt vùng hạn mặn Tiền Giang

(DS&PL) -

Nhờ có chương trình “Suối nguồn an lạc”, hàng ngàn người dân ở những vùng khô hạn, ngập mặn của tỉnh Tiền Giang mới có được nguồn nước ngọt quý giá phục vụ đời sống.

Nhờ có chương trình "Suối nguồn an lạc" của hội từ thiện chùa Tường Nguyên, hàng ngàn người dân ở những vùng khô hạn, ngập mặn của tỉnh Tiền Giang mới có được nguồn nước ngọt quý giá, phục vụ đời sống sinh hoạt và nuôi trồng.

Đại đức Thích Minh Phú trao tặng máy lọc nước ngọt hộ gia đình cho một gia đình tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

Mấy tháng đầu năm, người dân xã Tân Thới (huyện Tân Phú Đông) và các vùng lân cận thuộc tỉnh Tiền Giang phải sống trong cảnh “khát” nước ngọt bởi tình trạng hạn mặn kéo dài.

Người dân phải chèo ghe qua bên kia sông chở từng can nước về xài với giá hơn 500.000 đồng/m3, nhiều khi, có tiền cũng không đủ nước ngọt để mua về phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Nước chua mặn không sao tắm giặt, tưới cây được gì cả, cuộc sống của người dân gặp phải nhiều khó khăn.

Trước tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, người dân ở nhiều vùng của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng đang chịu nhiều ảnh hưởng đến đời sống và cây trồng, vật nuôi bị khô héo, dịch bệnh, hội từ thiện chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) đã huy động nguồn lực xã hội tham gia vào các công trình lắp đặt hệ thống máy lọc nước ngọt.

Sáng ngày 29/3, tại sân chùa Linh Bửu (xã Tân Thời) diễn ra lễ khánh thành công trình máy lọc nước ngọt 750 lít/giờ do hội hừ thiện chùa Tường Nguyên trao tặng. Mỗi người dân đến dự còn mang can nhựa, xô, thùng đựng nước.

Cũng trong ngày 29/3, người dân ấp Phú Đông, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông cũng được đón nhận những giọt nước ngọt từ công trình máy lọc nước ngọt thứ 6 do hội từ thiện chùa Tường Nguyên trao tặng.

Để đến được vùng cù lao xa, khó khăn nhất của huyện Tân Phú Đông, những người thợ kỹ thuật của đội thi công phải mất gần một tuần lễ vận chuyển thiết bị, kéo điện, lắp đặt.

Sau gần một tháng thi công, tới nay cả huyện Tân Phú Đông đã có 6 máy lọc nước ngọt được lắp đặt, trao tặng bà con, kịp thời giải cơn “khát” nước ngọt giữa vùng hạn mặn sông nước Tiền Giang.

Từ nhiều năm trước, hội hừ thiện chùa Tường Nguyên đã thực hiện được hơn 2.000 giếng nước tặng bà con những vùng ngập mặn.

Tuy nhiên, do hệ thống mạch ngầm các con sông, kênh rạch sụt lún nên việc sử dụng giếng khoan sẽ tác động tiêu cực đến môi trường nên, Đại đức Thích Minh Phú chuyển hướng sang lắp đặt thiết bị lọc nước mặn thành nước ngọt, lọc nước phèn chua, ô nhiễm ra nước tinh khiết có thể uống ngay tại vòi.

Tới nay, theo Đại đức Thích Minh Phú, chương trình đã thực hiện được 40 máy lọc nước ngọt công suất 750 lít/giờ và 150 máy lọc nước ngọt hộ gia đình.

Ngoài ra, chương trình còn tặng hơn 20.000 can nhựa loại 30 lít và 40 bồn chứa nước ngọt dung tích 1.000 lít. Tổng giá trị các công trình trên là hơn 4 tỷ đồng do sự đóng góp của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Chương trình từ thiện đầy ý nghĩa này đã mang đến cho người dân những giọt nước nghĩa tình quý giá, giúp bà con giải cơn “khát” giữa vùng hạn mặn và tạo thêm động lực, tinh thần để mỗi gia đình vững tâm vượt qua thời điểm khó khăn.

Quyết định 504/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký có nội dung hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau mỗi tỉnh nhận 70 tỷ; Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh mỗi tỉnh được hỗ trợ 60 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020.

Nguồn kinh phí hỗ trợ nói trên để địa phương thực hiện các giải pháp cấp bách như: Bơm nước, nạo vét kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn giữ ngọt; đào ao, giếng trữ nước ngọt; kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt; mua thiết bị lọc, trữ nước; vận chuyển nước cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt.

Các địa phương có trách nhiệm sử dụng kinh phí được hỗ trợ phải bảo đảm đúng quy định, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật