Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giới chuyên gia Nga: "Luật chơi" của Trung Quốc khó chấp nhận

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông cũng là tin tức được xã hội Nga quan tâm.

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông  là tin tức được xã hội Nga, nhất là giới chuyên gia hết sức quan tâm.
Phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga trích giới thiệu ý kiến của một số học giả sở tại về vấn đề này:
Ông Anton Svetov, nhà Việt Nam học, chuyên viên Hội đồng đối ngoại Nga:"Trung Quốc đang muốn thăm dò phản ứng"
“Ngày 2/5 Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD-981 xuống biển Đông. Vị trí hạ giàn khoan nằm cách bờ biển Việt Nam 220km, nghĩa là chiếu theo Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 thì vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các vụ gây hấn tương tự của Trung Quốc đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ song lần này đi xa hơn và nguy hiểm hơn. Trung Quốc không dừng lại ở việc va chạm thông thường giữa các tàu cả của hai bên mà đi xa hơn với một hành động được lên kế hoạch bài bản.

Ông Anton Svetov- chuyên viên Hội đồng đối ngoại Nga.

Việc Trung Quốc huy động một đội tàu hùng hậu để hộ tống giàn khoan có chiều cao 136m xuống biển Đông đã đủ nói lên tất cả.
Vậy mục đích của Trung Quốc là gì? Tôi có cảm giác rằng Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng và kiểm tra ngưỡng chịu đựng của các nước trong khu vực cũng như Mỹ, mặc dù giữa Việt Nam và Mỹ không có thỏa thuận hợp tác quân sự theo cam kết đồng minh nào. 
Trung Quốc muốn dò xem có thể tiến được bao xa nữa trong cuộc chơi khoe cơ bắp và qua đó đánh giá tính hiệu quả của hệ thống an ninh khu vực. 
Trên thực tế, mỗi cuộc đụng độ là một lần kiểm tra của Trung Quốc. Trong đó có cả mục đích kiểm tra cấu trúc an ninh khu vực được xây dựng trên hệ thống quan hệ của mỹ với các đồng minh và các thiết chế đa phương khác trong ASEAN. 
Sau các lần gây hấn trước đây mà không bị đáp trả bằng hành động tập thể, Bắc Kinh tự cho rằng có thể tiếp diễn hành động này và đi xa hơn.
Ở trong nước, các vụ khủng bố xảy ra gần đây đã làm Đảng Cộng sản Trung Quốc mất thể diện nghiêm trọng. Trong khi đó, nhà cầm quyền Trung Quốc không muốn người dân nước này phải hoài nghi hiệu quả điều hành đất nước và sự thất bại trong đường lối đối ngoại. 
Vấn đề biển Đông vì thế được lựa chọn để Bắc Kinh chứng tỏ với dư luận xã hội nước này rằng Trung Quốc vẫn đang nắm toàn quyền kiểm soát đối với vùng ảnh hưởng truyền thống, mà đây chính là sự thể hiện sức mạnh và khả năng của chính quyền Bắc Kinh.”

Ông Vladimir Kolotov (phải), Trưởng bộ môn lịch sử các nước phương Đông thuộc đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg

Ông Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước phương Đông thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg: "Luật chơi của Trung Quốc khó chấp nhận"
“Tôi vừa có mặt ở Việt Nam và được chứng kiến vấn đề này đang là chủ đề bàn luận nóng bỏng của dư luận xã hội Việt Nam. 
Trong những năm gần đây Trung Quốc củng cố rất mạnh ảnh hưởng và uy tín ở khu vực, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997.
Sự bành trướng của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay cả khi không nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam đi nữa thì cũng vẫn gây ra căng thẳng, làm phương hại lòng tin và khiến các quốc gia liên quan phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới. 
Tôi cho rằng trong trường hợp này Mỹ sẽ đứng về phía các nước nhỏ bị bắt nạt nhưng chung cuộc cả Trung Quốc lẫn các cường quốc khác đang cạnh tranh ảnh hưởng ở biển Đông đều bị thiệt hại.
Căng thẳng không chỉ diễn ra hiện nay mà còn có thể tiếp tục tái diễn trong tương lai trung và dài hạn và gây ra hậu quả nghiêm trọng, tiêu cực đối với Trung Quốc. 
Bắc Kinh hiện đưa ra luật chơi hết sức đơn giản là 'tất cả của Trung Quốc, các nước còn lại không có gì.' Dĩ nhiên các nước ASEAN không thể chấp nhận luật chơi này và sẽ tiếp tục tìm kiếm đối trọng chống Trung Quốc.”

Ông Dmitry Mosyakov, chuyên viên cao cấp Viện phương Đông

Ông Dmitry Mosyakov, chuyên viên cao cấp Viện nghiên cứu phương Đông: "Hành động của Trung Quốc hết sức nguy hiểm"
Theo Công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982 thì khu vực Trung Quốc tự tuyên bố thuộc lãnh hải Trung Quốc và hạ giàn khoan HD981 thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
Hành động của Trung Quốc không chỉ gây căng thẳng tình hình, mà còn phá vỡ các nỗ lực và kế hoạch đã tuyên bố về việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị.
Các kế hoạch của Trung Quốc còn nguy hại ở chỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thể mối quan hệ với Việt Nam nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng. 
Bên cạnh đó, các hành động này có thể khiến tâm lý chống Trung Quốc gia tăng và thôi thúc người dân Việt Nam ở trong nước với cộng đồng người Việt ở nước ngoài đoàn kết nhau hơn nhằm chống lại hiểm họa ngoại xâm.
Các nhà chính trị có trách nhiệm ở Trung Quốc cần cân nhắc giữa việc khai thác dầu chưa rõ hiệu quả kinh tế với rủi ro làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nói chung đã nhãn tiền. Vì vậy giải pháp hợp lý nhất trong tình huống này là Trung Quốc nên từ bỏ việc thăm dò dầu mỏ cho đến khi các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được giải quyết thấu đáo. 
Nếu không, tình hình có thể lặp lại kịch bản như năm 1992 đối với Tập đoàn năng lượng Mỹ Krestoun. Khi đó Việt Nam đã làm tất cả để ngăn chặn các hành động bất hợp pháp gần quần đảo Hoàng Sa. 
Tuy nhiên, có cần thiết phải đẩy tình hình đến một cuộc xung đột vũ trang hay không? Câu hỏi này Trung Quốc nên tự trả lời.

Tin nổi bật