Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giáo sư Mỹ: Muốn thuyết phục Trump rút THAAD về Mỹ, Moon Jae-in sẽ cần tới Tập Cận Bình

(DS&PL) -

Trump đưa THAAD tới Hàn Quốc trước kỳ bầu cử chính là để ngăn Moon ra tay cản trở, giáo sư Francis Boyle nhận định.

Trump đưa THAAD tới Hàn Quốc trước kỳ bầu cử chính là để ngăn Moon ra tay cản trở, giáo sư Francis Boyle nhận định.

Việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối tại Hàn Quốc là một vấn đề đa chiều và chỉ có thể giải quyết nếu có sự tham gia của Mỹ cùng Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định trên Sputnik.

Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Moon Jae-in nhiều khả năng sẽ không thể ngăn cản được quá trình triển khai THAAD trên đất Hàn mặc dù ông giữ quan điểm phản đối.

"Hiện giờ ông Moon chỉ có thể tác động rất ít tới (việc triển khai) THAAD", giáo sư luật quốc tế Francis Boyle thuộc đại học Illinois cho hay, "Tổng thống Trump đưa THAAD tới đó trước kỳ bầu cử chính là để ngăn Moon ra tay cản trở THAAD".

Ông Moon, người ủng hộ tiến trình giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình và luôn tỏ ra hoài nghi về việc triển khai THAAD, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 9/5.

Giáo sư Boyle cho rằng ông Moon sẽ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ chấp nhận quyết định của Mỹ bởi quy mô hiện diện quân sự quá lớn của Washington tại Hàn Quốc.

"Nói thật, với 28.000 quân Mỹ ở đó thì Hàn Quốc cơ bản đang chịu tình cảnh nghiễm nhiên bị Mỹ đồn trú sau chiến tranh Triều Tiên", ông Boyle nói.

Triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một bước đi chiến lược của Mỹ nhằm vào Trung Quốc và để thuyết phục Trump dừng bước thì sẽ cần tới nỗ lực từ phía Bắc Kinh.

"Mỹ đặt THAAD ở đó như một phần trong chương trình 'xoay trục' của mình, vốn được khởi động từ thời Barack Obama. Chuyện thuyết phục Trump rút THAAD khỏi Hàn Quốc phụ thuộc vào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - nếu có xảy ra".

Ông Boyle đề xuất rằng, việc rút THAAD ra khỏi Hàn Quốc có thể được tiến hành như một phần của thỏa thuận chung giữa Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

"Tôi tin rằng Tổng thống Moon sẽ làm những gì ông ta có thể để thúc đẩy một thỏa thuận như vậy", ông Boyle đánh giá.

Chuyên gia Shihoko Goto của trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson cũng đồng ý rằng, THAAD có vẻ sẽ là vấn đề gây chia rẽ giữa Trump và Moon.

"Không nghi ngờ gì nữa, THAAD đã gây ra rạn nứt trong lòng chính phủ Hàn Quốc và làm tổn hại tới quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc. Mỹ và Hàn Quốc cũng đang không thoải mái với nhau", bà Goto nói thêm, quan hệ với Nhật Bản cũng có khả năng bị ảnh hưởng, "Hai bên vốn đã xung đột trong quá khứ".

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn đã có bước đầu khá suôn sẻ trong việc thiết lập quan hệ bằng cuộc điện đàm hôm 11/5.

"Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Moon và Trump đến giờ có thể coi là thành công bởi nó không gây ra bất cứ tác động nào. Cả hai đều thừa nhận tầm quan trọng của nhau và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ trong tương lai", bà Goto nói.

Tuy nhiên, bà Goto cho rằng vẫn còn nhiều lo ngại đối với quan hệ Mỹ - Hàn trên mặt trận kinh tế và an ninh: "Về an ninh, vẫn chưa rõ lập trường mang xu hướng hòa giải của ông Moon với Triều Tiên sẽ đi đến đâu".

Hiện tân Tổng thống Hàn Quốc cũng phải đối mặt với thách thức khôi phục nền kinh tế Hàn Quốc và lấy lại lòng tin của công chúng sau những bê bối của người tiền nhiệm Park Geun-hye.


Tin nổi bật