Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giáo dục đại học Việt Nam: Những con số ấn tượng về quy mô đào tạo

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2023-2024, số lượng và quy mô đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ đều tăng so với năm trước.

Sáng 9/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024.

Theo Tạp chi Tri thức Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị.

Theo năm báo cáo tổng kết về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, năm học 2023-2024, các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước tuyển được 3.376 người học bậc tiến sĩ và 40.596 người học bậc thạc sĩ. So với năm ngoái, con số này tăng lần lượt 950 và 8.829 người.

Quy mô đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ở 3 năm học. Ảnh: Giaoduc.net

Số lượng người học thạc sĩ, tiến sĩ tăng, tuy nhiên, so với mức chỉ tiêu được giao, tỷ lệ thực hiện trong 2 năm gần đây đạt chưa tới 50%. Cụ thể, năm 2022-2023, các trường được giao chỉ tiêu bậc tiến sĩ là 5.795, bậc thạc sĩ là 31.767, tức là thừa lần lượt 3.369 và 25.107 chỉ tiêu.

Tương tự, năm 2023-2024, số chỉ tiêu bậc tiến sĩ là 7.158, thừa 3.782 chỉ tiêu; chỉ tiêu bậc thạc sĩ là 71.356, thừa 30.760 chỉ tiêu.

Về quy mô đào tạo đại học chính quy:

Quy mô đào tạo đại học 3 năm qua. Ảnh: Giaoduc.net

Qua biểu đồ cho thấy, quy mô đào tạo đại học chính quy có xu hướng tăng nhẹ, trong đó phải nói đến sự tăng đáng kể của lĩnh vực Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y (khối ngành này tăng 62.060 sinh viên với tỷ lệ 10,59% so với năm 2023).

Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững, phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Về quy mô đào tạo thạc sĩ:

Quy mô đào tạo thạc sĩ 3 năm qua. Ảnh: Giaoduc.net

Từ biểu đồ trên cho thấy, quy mô đào tạo thạc sĩ có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm 2023, trong đó phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành đào tạo giáo viên (tăng 3.353 học viện tương ứng tăng 34,79% so với năm 2023), khối ngành Kinh doanh và quản lý, Pháp luật (tăng 3.205 học viên với tỷ lệ tăng 10,48% so với năm 2023),… Khối ngành Nghệ thuật cũng có sự chuyển biến do có sự quan tâm của Bộ chủ quản, quy mô đào tạo thạc sĩ đã tăng tỷ lệ 39,12% nhưng số lượng tăng chỉ 178 học viên cao học.

Về quy mô đào tạo tiến sĩ:

Quy mô đào tạo tiến sĩ 3 năm qua. Ảnh: Giaoduc.net

Từ biểu đồ cho thấy, quy mô đào tạo tiến sĩ bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành so với năm 2023, trong đó phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành Toán và Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng,… tăng 637 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 33,32% so với năm 2023, Khối ngành Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên tăng 390 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 57,52%, Khối ngành Đào tạo giáo viên tăng 350 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 51,32%,...

Về tình hình mở ngành đào tạo trong giai đoạn 2022-2024:

Ảnh: Giaoduc.net

Tự chủ trong chuyên môn, học thuật tiếp tục được đẩy mạnh, số lượng ngành đào tạo được mở mới tiếp tục tăng trong năm vừa qua, đặc biệt là các ngành do các cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ triển khai. Các cơ sở đào tạo đã quan tâm sâu hơn việc mở ngành để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và của từng địa phương, số lượng ngành đào tạo quan tâm mở nhiều trong năm 2024 gồm có: Du lịch, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Trí tuệ nhân tạo,...

Tin nổi bật