Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giao dịch bất động sản giảm mạnh trong quý III/2022

(DS&PL) -

Tỷ lệ tiêu thụ bất động sản trên thị trường hiện rất thấp khi các tỉnh thành vốn sôi động như Hà Nội, TP.HCM,... lại chỉ ở mức 35,6%, thậm chí là 11%.

Tại buổi họp báo về thị trường bất động sản, ông Nguyễn Chí Thanh- Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản (VARS), cho biết mặc dù đã có một số động thái tích cực như Nghị quyết 18-NQ/TW 2022, Chỉ thị 13 của Thủ tướng về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững… tuy nhiên, các quy định pháp lý vẫn mâu thuẫn, dẫn đến khó thực thi, khiến nguồn cung bất động sản chưa thể cải thiện.

Giao dịch bất động sản giảm mạnh trong quý III/2022. Ảnh minh họa

Ngoài ra, tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt, nên cả chủ đầu tư và khách hàng cá nhân đều khó tiếp cận dòng tiền, khiến thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh.

Báo cáo của VARS cho thấy, tổng cung trên toàn thị trường trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 77,9% so với 2021 và 24% so với 2018. 

Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 43%, riêng quý III/2022 là 33,5%, giảm mạnh so với 2 quý trước. Nguyên nhân là do ít sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng vì nguồn cung vẫn thiên về sản phẩm cao cấp, giá trị lớn; trong khi đó, nguồn cầu chủ yếu đến từ người có nhu cầu ở thực (tập trung ở phân khúc trung cấp).

Trước tình hình giá nhà đất trên toàn thị trường có dấu hiệu chững lại, nhiều dự án đã triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất ngân hàng, giãn lịch thanh toán và ân hạn nợ gốc, cam kết mua lại, hay lợi nhuận, tiền thuê trong thời gian đầu... để kích cầu.

Tuy nhiên, do áp lực lạm phát vẫn cao, chi phí đầu vào lớn… nên giá bất động sản nhìn chung rất khó giảm.

Tại Hà Nội, số liệu từ VARS chỉ rõ, 9 tháng qua, có hơn 8.700 sản phẩm chung cư được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt đủ điều kiện bán hàng, bằng 49,4% năm 2020 và 32,7% năm 2019. Trong đó, chung cư cao cấp chiếm 62%, căn hộ bình dân chỉ đạt có́ 4,7% tổng lượng cung và nằm ở rất xa trung tâm. Giá bán các sản phẩm chung cư hiện hữu có xu hướng tăng mạnh. Giá đất nền cũng tăng bình quân hơn 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm.

Một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2. Lượng giao dịch nhìn chung đang chững lại…

Không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều tỉnh phía Bắc khác, theo thông tin từ nhiều sàn giao dịch, nhu cầu mua bán trao đổi ký gửi đã giảm mạnh, diễn biến đấu giá đất không còn sôi động như thời kỳ trước.

Dự báo về diễn biến của thị trường trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đính- Chủ tịch VARS cho rằng thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài áp lực tăng lạm phát cộng với rào cản pháp lý chưa có nhiều chuyển biến, lãi suất ngân hàng có thể chưa được điều chỉnh phù hợp, sản phẩm đất nền tiếp tục bị quản lý chặt chẽ... Do vậy, nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm, cơ cấu không đa dạng, khả năng hấp thụ tăng nhưng không mạnh. Giá sẽ không tăng.

Bước vào giai đoạn nước rút cuối năm, ngân hàng nới room tín dụng, thị trường bất động sản sẽ bước vào giai đoạn giao dịch sôi động nhất, được nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng.

Các chuyên gia cho rằng để hiệu quả, nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ thị trường, lựa chọn các dự án dù có sở hữu vị trí vàng nhưng vẫn phải đến từ những chủ đầu tư có tiềm lực, pháp lý rõ ràng, hướng tới nhu cầu thật của người dân.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật