Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giao cho các trường tự chủ tuyển sinh: “Tham nhũng chính sách”?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Chúng tôi gọi là tham nhũng trong chính sách, đường lối, không phản ánh được quy luật phát triển nội tại của xã hội. Vì vậy, mới dẫn đến tình trạng đào tạo cứ đào tạo, thất nghiệp cứ thất nghiệp."

(ĐSPL) - Xung quanh vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với TS. Đặng Quang Điều, Viện trưởng viện Công nhân - công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và GS.TS Dương Xuân Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền để cùng phân tích, mổ xẻ vấn đề đang được dư luận rất quan tâm và lo ngại...

GS.TS Dương Xuân Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đánh giá về tình trạng thừa thầy, thiếu thợ diễn ra trong nhiều năm qua ở Việt Nam, TS. Điều cho rằng, công tác hướng nghiệp cho người lao động vẫn chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình. Học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba thường có tâm lý đổ xô vào đại học chứ không có ý theo học nghề, đào tạo nghề. Nguyên nhân không hoàn toàn do tâm lý "sính" bằng cấp mà bởi lẽ việc đào tạo nghề chưa tạo nên được sự hấp dẫn nào đối với người lao động. Mức lương người lao động trực tiếp, lao động nghề, thợ đứng máy,... vẫn còn quá thấp so với mức lương của lao động gián tiếp, lao động trí óc.

"Lương thấp, làm việc vất vả thì làm sao lôi cuốn được lao động? Có nói gì cũng bằng thừa", ông Điều tỏ ra băn khoăn.

Cũng theo TS. Điều, giữa lúc nhu cầu về lao động trình độ đại học, cao đẳng đã trở nên bão hoà, việc đầu tư trực tiếp cho các trường đại học, cao đẳng vẫn rất nhiều mà đầu tư cho các trường nghề thì vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc chênh lệch lớn về tỉ lệ người lao động có trình độ cao đẳng, đại học với trung cấp, nghề là đương nhiên.

Cơ sở hạ tầng hạn chế, việc đầu tư cho người học nghề được trực tiếp thực tế với máy móc hiện đại, môi trường làm việc công nghiệp vẫn còn ít. Nhiều nơi, chúng ta chỉ đào tạo được những thợ, những lao động làm nghề ở trình độ nhất định chứ chưa thể gọi là trình độ cao như ở các nước khác. Sự chênh lệch về trình độ trong nước và nước ngoài không chỉ diễn ra ở nhóm lao động nghề mà còn ở cả nhóm lao động trình độ đại học, cao đẳng. Thiếu đi yếu tố thực tế, thực hành, thiếu sự chủ động, sáng tạo đang dần khiến trình độ lao động Việt Nam ngày càng đi lùi so với cả những nước trong khu vực. "Chừng nào chưa có những cơ chế thay đổi đồng bộ, chưa khuyến khích được lao động nghề thì chừng ấy rất khó để có thể "dụ" họ vào học trung cấp, nghề", TS. Điều khẳng định.

Để làm rõ những vấn đề liên quan, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với GS.TS Dương Xuân Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này.

Theo GS.TS Ngọc: “Có hai nguyên nhân là khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đào tạo cứ đào tạo, thất nghiệp cứ thất nghiệp như thời gian vừa qua. Về nguyên nhân khách quan phải kể đến sự tác động của nền kinh tế thị trường tới vấn đề giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Trong khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa hoàn hảo, đang vận động theo một quy luật đặc thù. Điều này khiến cho những hoạch định về chủ trương đường lối, chính sách của giáo dục đào tạo bị tha hoá (hay nhưng nhạy cảm, không thích thì bỏ). Chúng tôi gọi là tham nhũng trong chính sách, đường lối, không phản ánh được quy luật phát triển nội tại của xã hội. Vì vậy, mới dẫn đến tình trạng đào tạo cứ đào tạo, thất nghiệp cứ thất nghiệp.

Bên cạnh đó, bệnh thành tích của giáo dục vẫn còn rất nặng. Chúng ta đã sống quá lâu trong một giai đoạn chỉ có khen mà không có chê, ưa số lượng nhiều mà không sát sao tới chất lượng và đầu ra. Nền giáo dục chưa gắn được với thực tế nhu cầu xã hội, chưa có triết lý đào tạo rõ ràng, học để làm gì, để làm việc, để nghiên cứu hay để có thể sống hoà hợp với xung quanh. Cả người học và những nhà hoạch định đều còn mơ hồ về vấn đề này.

Một nguyên nhân trực tiếp tế nhị nữa là việc một số con em cán bộ có tâm lý xin việc trước rồi mới đi học, có thể chỉ là học tại chức thôi, miễn là có tấm bằng. Khi đó, các vị trí trong cơ quan Nhà nước gần như đã kín cả rồi, làm sao còn chỗ cho những người giỏi và người có thực lực nữa?”.

Tin nổi bật