Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giang hồ đất Cảng (kỳ 12): Khi các ông trùm, bà trùm làm kinh tế

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Hải Phòng trong những năm đầu đất nước ta mở cửa, bắt đầu nền kinh tế thị trường, cũng là lúc các trùm giang hồ đất Cảng chuyển sang làm kinh tế.

Giang hồ đất Cảng (kỳ 8): Tội ác trên đường trốn chạy của 2 phạm nhân khét tiếng

Giang hồ đất Cảng (kỳ 9): Cuộc đấu súng nghẹt thở trên chuyến phà An Thái

Giang hồ đất Cảng (kỳ 10): Kỳ “híp” và tham vọng lập băng cướp khét tiếng

Giang hồ đất Cảng (kỳ 11): Nghẹt thở màn truy bắt "ông trùm" Kỳ "híp"

Hải Phòng, giữa những năm 90 của thế kỉ XX, là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước. Những công trình, kiến trúc liên tiếp được xây dựng, kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Các khu cảng, sân bay, chợ dành cho các tiểu thương… vô cùng sầm uất và đây cũng là lúc mà giới giang hồ đất Cảng bắt đầu "làm mưa làm gió".

Đây thời kỳ có thể được coi là “hoàng kim” của giới giang hồ đất Cảng. Thời điểm này, khi bộ luật Hình sự 1999 chưa ra đời, công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm gặp rất nhiều khó khăn khi hầu hết những ông trùm, bà trùm đất Cảng đều là những đối tượng hết sức tinh vi, lọc lõi với nhiều thủ đoạn ranh ma để tránh né sự quản lý, đấu tranh của cơ quan chức năng.

Nếu vào những năm 80 của thế kỉ XX, giang hồ đất Cảng chủ yếu hoạt động dưới hình thức các băng, ổ, nhóm sử dụng vũ khí nóng cướp của, giết người, tranh giành địa bàn dẫn đến việc thanh trừng nhau, thì thời gian này, lớp lớp các ông trùm, bà trùm có tiếng tăm trong giới giang hồ bắt đầu xâm nhập vào các lĩnh vực ngành hàng, tập trung vào kinh tế. Các đối tượng nhận ra rằng, đây là “miếng ngon” béo bở khi tình hình giao thương tại Hải Phòng ngày càng phát triển.

 

Khu vực sân bay, bến xe từng là một trong những điểm nóng về tình hình trị an những năm 1990 ở đất Cảng.

Thay vì dùng bộ mặt bặm trợn tay cầm vũ khí đi cướp của hoặc mở rộng những sới bạc đầy rẫy nhưng nguy hiểm, giờ đây, các đối tượng lưu manh thể hiện “số má” của mình bằng việc “ngự trị” các “khu kinh tế” của đất Cảng như sân bay, cảng tàu thủy, chợ tập trung các tiểu thương cũng như các bến xe đông đúc.

Nhớ lại thời điểm đó, Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hải Phòng cho biết, khi lấn sân vào kinh tế, các băng ổ nhóm có tổ chức cấu kết chặt chẽ với những đối tượng ngoài thành phố, thủ đoạn thực hiện hành vi thì tinh vi, biết lợi dụng nhiều kẽ hở của pháp luật thời kỳ đó. Ở đâu có hoạt động kinh tế sôi động là ở đó có thế lực của các ông trùm bà trùm khét tiếng.

“TP.Hải Phòng lúc đó có lớp lớp “ông trùm”, “bà trùm" xuất hiện. Đường bộ có các đối tượng hình sự ở bến xe, các chợ đầu mối, đường hàng không thì có các sân bay”, Đại tá Lê Hồng Thắng nhớ lại.

Cụ thể, thời điểm này bộ luật Hình sự 1999 chưa ra đời, các đối tượng đã lợi dụng thỏa thuận dân sự để ép giá, cưỡng đoạt tài sản trong hoạt động bốc vác hàng hóa. Nếu tiểu thương không nghe lời không sử dụng lực lượng bốc xếp thì “luật giang hồ” sẽ được thực thi.

Tại các sân bay những năm 90 chỉ có 1 ngày 1 chuyến bay. Lúc này, có một số người làm dịch vụ chuyển hàng từ Hải Phòng vào miền nam bắt đầu bị các tay anh, chị giang hồ lấn sân, o ép. 

Theo Đại tá Lê Hồng Thắng, khi các ổ nhóm giang hồ “tiến quân” vào sân bay, xảy ra nhiều vấn đề phức tạp hơn tại các khu chợ, khu kinh doanh rất nhiều.

Đại tá Lê Hồng Thắng họp chuyên án với các đội nghiệp vụ.

Bởi, thứ nhất là các đối tượng này cũng là đối thủ cạnh tranh, làm dịch vụ chuyển hàng như các tiểu thương này.  Thứ hai là chúng muốn thâu tóm tất cả những người làm dịch vụ này lại thành một hình thức hợp tác xã để chúng đứng ra thu tiền bằng nhiều thủ đoạn ranh ma, thậm chí là cả vũ lực. Các đối tượng tìm mọi cách khiến những người làm dịch vụ ở đây phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” phục tùng chúng trong im lặng. 

Tại các cảng tàu thủy, các ông trùm, bà trùm trong giới giang hồ cũng điều quân “càn quét” các cửa hàng XiMen (cửa hàng miễn thuế). Với sự máu lạnh, liều lĩnh cùng nhiều thủ đoạn, giữa các băng nhóm lưu manh bắt đầu gianh trành quyền quản lý các cửa hàng này để mua lại hàng hóa, tuồn hàng hóa ra ngoài.

 “Các đối tượng lưu manh cũng nhảy vào tất cả các lĩnh vực tại cảng như việc bốc xếp, tranh giành nhau gỗ lạp (loại gỗ đóng khung đựng hàng hóa), giành nhau dầu thải, đoạt các mối mua bán hàng điện tử cũ từ nước ngoài về khỏi tay các tiểu thương”, Đại tá Thắng kể lại. 

Để có thể “dẹp loạn”, đấu tranh, đưa các ông, bà trùm đất Cảng và hàng trăm đối tượng lưu manh có số má này vào quy củ, Đội Án tuyến thời bấy giờ đã phải chịu tải một khối lượng công việc cực lớn. Với cương vị Đội Phó, sau là Đội Trưởng, Đại tá Lê Hồng Thắng đã họp bàn cùng 13 thành viên còn lại của Đội Án tuyến để đưa ra phương thức đánh “cuốn chiếu”, tập trung toàn bộ lực lượng vào từng địa điểm một, đánh sập từng địa bàn của những tên giang hồ khét tiếng.

Cũng từ đây, những cuộc đấu trí, đấu lực căng thẳng với những ông, bà trùm khét tiếng bậc nhất Hải Phòng lúc ấy như Tiến “khứa”, Tuấn “máy”, Chiến “chó”, Viễn “chó”, Dũng “mo de”, Hằng “quắt”, Dũng “mường”, Sơn “bình”, Tuấn “voi”, Khải “điên”… chính thức được bắt đầu.

Mời quý độc giả đón đọc Kỳ 13: Giang hồ đất Cảng (kỳ 13): Trùm Tiến “khứa”, Tuấn “máy” 

Tin nổi bật