Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải pháp nào cho vấn đề Triều Tiên?

(DS&PL) -

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có lời giải khi các bên liên quan còn nhiều khác biệt, không tìm được tiếng nói chung cho bài toán hạt nhân...

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có lời giải khi các bên liên quan còn nhiều khác biệt, không tìm được tiếng nói chung cho bài toán hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Khẩu chiến giữa Trump và Kim

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã có những tín hiệu tích cực khi Bình Nhưỡng vã Seoul nhất trí tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước diễn ra vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Panmunjom. Nội dung cuộc đối thoại cấp cao sẽ bàn về việc đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc tham dự Thế vận đội mùa Đông PyeongChang 2018.

Theo phân tích trên Politico, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un liên tục có những cuộc “khẩu chiến”, song động thái “đối thoại” giữa Bình Nhưỡng và Seoul có thể sẽ là bước đi đầu tiên cho vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cũng có ý kiến cho rằng, động thái “xuống nước” này của Triều Tiên là nhằm chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ.

Tin tức liên quan đến Triều Tiên luôn gây chú ý cao độ. - Ảnh: AP.

Các cuộc đàm phán trước đây liên quan đến Triều Tiên không có tính hệ thống và toàn diện. Trong đó, đàm phán “Sáu bên” diễn ra từ năm 2003 đến năm 2009 với sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ chỉ tập trung vào chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, vấn đề viện trợ để giúp Triều Tiên phát triển chỉ được xem là thứ yếu, đồng thời chương trình cung cấp thực phẩm và dầu khí chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận vấn đề Triều Tiên gần đây không cho thấy kết quả khi chỉ có hai “nhân vật chính” là Washington và Bình Nhưỡng tham gia. Mỹ luôn tìm mọi cách để ngăn chặn Triều Tiên sỡ hữu vũ khí hạt nhân và phớt lờ việc hỗ trợ Bình Nhưỡng giải quyết những khó khăn hiện nay về thực phẩm, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng cho người dân. Điều này đã dẫn đến những tuyên bố mang tính khiêu khích lẫn nhau giữa ông Trump và ông Kim thời gian qua.

Giải pháp nào cho Mỹ và Triều tiên

Đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Seoul được xem là một bước tiến mới, song các cuộc đàm phán cần tránh lặp lại cách tiếp cận “lỗi thời” như đàm phán “Sáu bên” vào năm 2009, khi chỉ nhấn mạnh đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Điều này đã dấy lên lo ngại từ phía Triều Tiên rằng, mục đich cuối cùng của cộng đồng quốc tế là thay đổi chế độ hiện nay ở Triều Tiên. Lo ngại này của Bình Nhưỡng vẫn tiếp diễn và là nguyên nhân khiến cho vấn đề Triều Tiên hiện vẫn bế tắc.

Ngoài vấn đề tham dự Olympic, để đi đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề Triều Tiên, các bên tham gia đàm phán cần có một cách tiếp cận mới với việc mở rộng phạm vi và quy mô của thỏa thuận. Theo đó, ghi nhận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng cùng với các điều kiện kinh tế, xã hội bất ổn là những vấn đề của nước này.

Mỹ và các đồng minh của Washington cần chú trọng tạo ra các điều kiện để Triều Tiên phát triển, ổn định, thịnh vượng và hòa nhập cộng đồng quốc tế, đồng thời ngăn chặn nước này phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các quốc gia này cần lựa chọn cách tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt hơn đối với vấn đề Triều Tiên. Mục đích đối thoại cũng không nhằm thay đổi chế độ hiện nay của Bình Nhưỡng, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên cải thiện các điều kiện cho người dân Triều Tiên thông qua đầu tư hạ tầng, giáo dục, kỹ thuật, y tế, lương thực.

Đổi lại, yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và cho phép các thanh sát viên cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vào kiểm tra. Triều Tiên đồng thời cũng sẽ được yêu cầu không bán và không trao đổi năng lực hạt nhân cho bất kỳ quốc gia nào. Khi đó, Bình Nhưỡng sẽ tập trung vào những nhu cầu và sức sản xuất của người dân nước này.

Đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là bước tiến cần thiết, mở ra các cơ hội và điều kiện để khép lại một trong những vấn đề phức tạp nhất của địa chính trị toàn cầu. Ngoại giao hòa bình được xem là giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề Triều Tiên hiện nay. Trong đó, Mỹ và các bên liên quan cần đạt sự đồng thuận cao về cách tiếp cận đối với vấn đề Triều Tiên trước khi yêu cầu Bình Nhưỡng “nhượng bộ”.

KÔNG ANH

Tin nổi bật