Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Diễn tiến khó dự doán trên báo đảo Triều Tiên sau đe dọa hạt nhân của ông Trump

(DS&PL) -

Tình hình bán đảo Triều Tiên đang có những diến tiến khó dự đoán, sau khi ông Donald Trump nói có nút hạt nhân “to hơn và uy lực hơn” so với của ông Kim Jong-un.

Tình hình bán đảo Triều Tiên đang có những diến tiến khó dự đoán, sau khi ông Donald Trump nói có nút hạt nhân “to hơn và uy lực hơn” so với của ông Kim Jong-un.

Hôm 3/1, truyền thông Triều Tiên đã thông báo nước này sẽ mở lại đường dây liên lạc liên Triều. Động thái này của Bình Nhưỡng mang đến nhiều lạc quan cho nhiều người Hàn Quốc, song cũng không ít người ở hai nước này đặt ra câu hỏi về ẩn ý đằng sau kế hoạch này của ông Kim Jong-un.

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước, người đứng đầu cơ quan phụ trách giải quyết các vấn đề liên Triều của Triều Tiên Ri Son-gwon cho biết, nước này sẽ mở kênh đối thoại tại làng đình chiến Panmunjom ở biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Trước đó, vào tháng 2/2016, để trả đũa việc Seoul đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong, Bình Nhưỡng đã ngừng tất cả các kênh liên lạc liên Triều trong đó có đường dây nóng quân sự.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. - Ảnh: Getty.

Việc Bình Nhưỡng thông báo mở lại đường dây liên lạc liên Triều diễn ra trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các lời đe dọa tấn công Bình Nhưỡng. Mới đây, để đáp trả tuyên bố của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc toàn bộ nước Mỹ nằm trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân do Triều Tiên phát triển, trong nội dung đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter Tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng, Washington có nhiều vũ khí hạt nhân mạnh hơn so với Bình Nhưỡng.

Bênh cạnh đó, động thái của Triều Tiên đến sau khi quan hệ liên Triều đã có nhiều tín hiệu tích cực thời gian gần đây. Trong thông điệp đầu năm mới 2018, ông Kim Jong-un cho rằng, hai miền Triều Tiên cần cải thiện quan hệ và cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Seoul. Trong khi, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc kêu gọi, hai bên cùng ngồi xuống và nói chuyện về khả năng tham dự Thế vận hội của Triều Tiên cũng như trao đổi thẳng thắn dể tìm ra cách cải thiện quan hệ liên Triều.

Sau tuyên bố được cho là bất ngờ của Triều Tiên, phía Hàn Quốc đã có những phản ứng tích cực. Theo đó, phủ Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng hoan nghênh tuyên bố của Bình Nhưỡng và gọi đây là bước đi có ý nghĩa quan trọng để hướng đến đối thoại trực tiếp và thường xuyên ở Bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, thư ký báo chí của Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon Young-chan cho biết, đây là tín hiệu hướng đến một môi trường mà liên lạc có thể được thực hiện tại mọi thời điểm.

Trước động thái mở lại đường dây nóng của Triều Tiên, những người theo chủ nghĩa lạc quan cho rằng, đây là bước đi có ý nghĩa để thảo luận về giải pháp hòa bình lâu dài cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng còn sẽ cử một đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, số người theo chủ nghĩa hoài nghi trong đó có cả phe đối lập bảo thủ tại Hàn Quốc lại cho rằng quyết định của ông Kim Jong-un dường như là chiến thuật khôn ngoan từ phía Bình Nhưỡng nhằm chia rẽ Hàn Quốc với đồng minh Mỹ. Theo Phát ngôn viên của đảng Hàn Quốc Tự do, ông Jeong Tae-ok nói: “Chúng tôi không thấy đối thoại, chỉ là một cuộc thảo luận về Thế vận hội mùa Đông ở Pyeongchang và không thấy đề cập đến vấn đề hạt nhân”.

Một quan chức Mỹ đã xác nhận với hãng truyền thông ABC News rằng, có sự liên kết giữa các động thái gần đây của Bình Nhưỡng với việc chuẩn bị cho một cuộc phóng tên lửa đạn đạo. Nếu Triều Tiên phóng ICBM trong vài ngày tới hoặc vài tuần tới, Hàn Quốc sẽ ở trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi lựa chọn giữa việc tiếp tục đàm phán với Triều Tiên hoặc đứng về phía ông Trump nhằm lên án Bình Nhưỡng gia tăng các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley cho biết, “Triều Tiên có thể đối thoại với bất kỳ nước nào họ muốn, song Mỹ sẽ không thừa nhận cho đến khi Bình Nhưỡng đồng ý hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ”. Giáo sư Robert E. Kelly tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc cũng đưa ra cảnh báo rằng, nếu Bình Nhưỡng thực sự muốn đối thoại, họ đã không tốn thời gian vào việc thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông Donald Trump dù tỏ ý nghi ngờ song cũng khẳng định việc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc có thể là “tín hiệu tốt lành”. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt và sức ép từ cộng đồng quốc tế đang bắt đầu có tác động lớn đến Bình Nhưỡng. Theo ông Trump, cần có thêm thời gian để xem liệu đây có phải là “tin tốt lành” hay không.

KÔNG ANH 

Tin nổi bật