Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã những bí ẩn đằng sau bộ móng giả của các phi tần nhà Thanh

(DS&PL) -

Những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra điểm chung của các phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả".

Những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra một điểm chung của các phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả". Vậy những bộ móng tay này có ý nghĩa gì?

Những mẫu móng tay giả của phụ nữ nhà Thanh.

Những bộ móng của cung tần mỹ nữ thời nhà Thanh thường được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc, ngọc trai hay mai rùa. Chúng đều có đặc điểm chung là dài và nhọn hoắt, cùng với các họa tiết tinh xảo, thể hiện sự quý phải và địa vị của người đeo.

Chúng ta đều biết trong cuộc sống thường ngày, việc nuôi một bộ móng dài sẽ rất bất tiện và còn dễ gãy hoặc bị lật móng. Vậy tại sao trong hậu cung nhà Thanh lại ưa chuộng phong cách này? Chỉ đơn thuần là thẩm mỹ? Hay còn là vũ khí tranh đấu nơi hậu cung?

Thực tế từ thời kỳ chiến quốc, những người phụ nữ đã có thói quen nuôi một bộ móng dài, nhưng thường là những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên.

Một bộ móng tay sẽ thể hiện thân phận và đẳng cấp của người phụ nữ. Để đẹp hơn, những người phụ nữ cổ đại sẽ nhuộm bộ móng của mình thành những màu sắc ưa thích, và họ cũng có thể vẽ hoặc khảm lên móng tay những tiểu tiết trang trí.

Những người phụ nữ sẽ phải luôn chú tâm vào việc giữ gìn bộ móng đó, tuy nhiên họ vẫn phải động chân động tay vào những công việc cuộc sống hằng ngày. Điều này rất dễ làm hỏng, thậm chí là lật cả chiếc móng tay của họ.

Vậy nên, thay vì mất thời gian để trang trí và bận tâm giữ gìn, họ lựa chọn giải pháp mặc "hộ giáp" (cách người xưa gọi móng giả) cho bộ móng thật của mình bằng những chiếc móng giả. Chỉ là mãi đến triều đại nhà Thanh, những bộ móng giả đó mới được nâng tầm và trở thành trào lưu. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu phân cấp địa vị, quyền lực.

Hoàng hậu, quý phi dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa,... Các phi tần thứ bậc thấp thì dùng hộ giáp bằng đồng, ngà, men sứ...

Họa tiết chạm khắc trên hộ giáp cũng vô cùng tinh xảo, hoàng hậu chạm khắc hình phượng hoàng. Hộ giáp của Thái hậu lại khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ". Một số hộ giáp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.

Đặc biệt, Từ Hy Thái hậu từ người bảo dương hộ giáp của mình kĩ càng nhất. Theo tự truyện của một cung nữ từng theo hầu hạ bà tiết lộ, Từ Hy ngày đeo hộ giáp vàng ở bàn tay phải, hộ giáp ngọc trai ở tay trái.

Đêm ngủ thay bằng loại hộ giáp "ít lấp lánh" hơn. Bà đều đeo chúng ở ngón út và ngón áp út, mỗi cái dài từ 5 - 7cm.

Từ Hy bảo vệ móng tay lẫn hộ giáp vô cùng cẩn thận. Mỗi ngày đều sai cung nữ rửa bằng nước nóng, sau đó dùng nước bóng từ Pháp đánh lên.

Hộ giáp của Từ Hy Thái hậu.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật