Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải cứu 2500 đứa trẻ thoát khỏi tử thần bằng túi đựng tử thi, quan tài

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bằng cách dùng quan tài và những túi tử thi, một phụ nữ ở Ba Lan đã giải cứu 2500 đứa trẻ Do Thái thoát khỏi tử thần trong Thế chiến thứ 2.

(ĐSPL) - Bằng cách dùng quan tài và những túi tử thi, một phụ nữ ở Ba Lan đã giải cứu 2500 đứa trẻ Do Thái thoát khỏi tử thần trong Thế chiến thứ 2.

Theo đó, người phụ nữ vĩ đại và hình tượng không ai quên nói trên là bà Irena Sendler sinh năm 1910 tại Warsaw, Ba Lan. Câu chuyện này được bao người truyền tụng và ngợi ca bắt đầu từ những năm 1942 – 1943.

Giai đoạn bà Irena Sendler làm việc tại bộ phận phúc lợi xã hội ở Warsaw với công việc phụ trách thường ngày là cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm này, khắp đất nước Ba Lan, làn sóng bài xích người Do Thái đã bắt đầu lan rộng khắp châu Âu.

Bà Irena Sendler

Nhưng đối với bà Irena, bà luôn chống lại thành kiến phân biệt cực đoan này nên luôn bất chấp giúp đỡ những người Do Thái. Vì lẽ đó nên năm 1942, Irena quyết định gia nhập Zegota một tổ chức bí mật do chính phủ Ba Lan lập ra để cứu người Ba Lan gốc Do Thái hồi Thế chiến thứ 2. Cùng thời điểm đó, Irena Sendler đã mạo hiểm, âm thầm tìm cách đưa 2.500 đứa trẻ ra khỏi trại tập trung người Do Thái của Đức quốc xã.  

Theo đó, Irena Sendler đã rất thông minh và bản lĩnh khi giấu bọn trẻ trong xe cứu thương, túi tử thi, thậm chí trong quan tài, hoặc bồng chúng chạy trong các đường ống cống, đường hầm rồi dẫn đến các khu vực không có người Do Thái sinh sống.

Hàng nghìn trẻ em Do Thái đã được bà cứu bằng cách sử dụng túi đựng tử thi, quan tài

Với mong muốn rằng chúng sẽ có cơ hội đoàn tụ cùng gia đình và biết về nguồn gốc thật sự của bản thân, bà đã cẩn thận ghi tên bọn trẻ trên giấy, gấp đôi lại bỏ vào hai lọ thủy tinh, niêm phong và đem chôn trong vườn nhà của một đồng nghiệp.

Bằng cách này bà đã cứu được 2500 đứa trẻ người Do Thái thoát khỏi cái chết chỉ trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, sau đó, Irena đã bị quân lính Đức quốc xã phát hiện, bị tra tấn tàn bạo và bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, sau đó Irena được một tổ chức bí mật của Ba Lan cứu sống.

Bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình

Năm 2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich. Cùng năm đó, bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Bà đã qua đời một năm sau đó tại Ba Lan và hưởng thọ 98 tuổi.

Tổng hợp

Tin nổi bật