Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải bài toán chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị.

(DS&PL) -

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm khối lượng lớn (80\%) trong tổng lượng chất thải rắn và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số.

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm khối lượng lớn (80\%) trong tổng lượng chất thải rắn và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số, sự tập trung dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn. Giải bài toán về xử lý CTRSH như thế nào để giảm bớt sự ô nhiễm và phù hợp với điều kiện về kinh tế- xã hội là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý.

Theo thống kê có 80-85\% số lượng đô thị (từ thị xã trở lên) trong số 755 đô thị sử dụng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Mặt khác, nhược điểm của các bãi chôn lấp này là dễ gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm tại các khu vực dân cư lân cận. Ngoài ra, các bãi chôn lấp CTRSH chiếm nhiều diện tích, trong khi quỹ đất đô thị ngày càng hạn hẹp, gây tình trạng quá thải.

Năm 2020, CTRSH khoảng 59.000 tấn/ ngày.

Lượng CTRSH  tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10\%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp.

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

Theo số liệu của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tổng lượng CTRSH phát sinh từ các đô thị năm sau sẽ vượt mức 37.000 tấn/ ngày. Dự báo khối lượng CTRSH này sẽ cao gấp 2 - 3 lần hiện nay, ước tính khoảng 59 nghìn tấn/ngày vào năm 2020 (theo Bộ Tài nguyên & Môi trường). Hiện cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp có quy mô trên 1 ha, với tổng diện tích khoảng 1.813 ha; trong đó, có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (chiếm 26,5\%), còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Giải bài toán chôn lấp

Các chuyên gia môi trường nhận định, trước hết, các công nghệ xử lý phải phù hợp với đối tượng xử lý. Một số công nghệ phù hợp có thể áp dụng cho các đô thị là tái chế rác thải thành phân vi sinh hoặc viên đốt nhiên liệu, công nghệ đốt rác chuyển hóa năng lượng… Công nghệ xử lý CTRSH tại Việt Nam trong thời gian tới cần được phát triển theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Theo Quy chuẩn Xây dựng kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD), tỷ lệ CTRSH chôn lấp không được vượt quá 15\% tổng lượng CTRSH. Tất cả đô thị Việt Nam đều chưa đạt Quy chuẩn này (tỷ lệ chôn lấp hiện nay chiếm 76-82\% lượng CTRSH thu gom được).

Để công tác quản lý CTRSH đạt hiệu quả, việc quy hoạch quản lý CTRSH cần phải được triển khai đồng bộ. Cần tiến hành thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, vạch tuyến thu gom riêng từng loại CTRSH, vận chuyển theo các tuyên lộ trình đã được quy hoạch họp lý; Phải quy hoạch bố trí các điểm tập trung CTRSH tránh tình trạng thu gom ngay dưới lòng đường; Quy hoạch các trạm trung chuyển CTRSH cho đô thị; Công nghệ xử lý CTRSH hướng tới việc thân thiện vói môi trường, vận hành đơn giản và ít tốn kém, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo tiêu chí tỷ lệ chôn lấp chỉ còn dưới 15\%, tăng cường tỷ lệ tái chế và tái sử dụng CTRSH. Bên cạnh đó, cần tăng phí vệ sinh của các hộ gia đình nhưng phải minh bạch, công khai các khoản tiền đóng góp này. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động thông qua chương trình giáo dục ở trường học và các phương tiện thông tin đại chúng để người dân phân loại rác ngay tại nguồn, không vứt rác bừa bãi, tự nguyện đóng góp phí vệ sinh đầy đủ.

CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

 HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

EMAIL: viennghiencuumoitruongvaxahoi@gmail.com

Tin nổi bật