Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá xăng "lập đỉnh", bộ Tài chính tính giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

(DS&PL) -

Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu phương án về khả năng giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết cơ quan này dự kiến tiếp tục trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm một số sắc thuế và các giải pháp điều hành giá liên quan đến xăng dầu để hạn chế vòng xoáy lạm phát.

Theo đó, trong bối cảnh giá xăng dầu trong và ngoài nước liên tục tăng cao thời gian gần đây, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ đang phối hợp các cơ quan có liên quan nghiên cứu phương án về khả năng tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này.

Trong đó, bộ Tài chính dự kiến đề xuất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Đây sẽ là một trong những giải pháp nhằm kìm đà tăng của mặt hàng này từ nay đến cuối năm, từ đó giúp giảm bớt áp lực lạm phát.

Theo lãnh đạo bộ Tài chính, diễn biến gần đây cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước. Trước đó, ngày 21/4, Bộ Tài chính đã có công văn xin ý kiến các bộ, ngành địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan về dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đề xuất điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi xăng từ 20% xuống 12%.

Việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng theo phương án dự kiến góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu (tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN). Ngoài ra, việc này cũng đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Hiện bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến các đơn vị và trình Chính phủ trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 21/4, bộ Tài chính có công văn xin ý kiến các bộ, ngành địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan về dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đề xuất điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi xăng từ 20% xuống 12%.

Phương án này tuy không "hạ nhiệt" được giá xăng dầu nhưng về lâu dài sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu trong nước, tránh phụ thuộc nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN - hai thị trường hiện có thuế nhập khẩu ưu đãi.

Từ 1/4, thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu cũng đã được điều chỉnh giảm 50% cho đến hết năm. Thuế bảo vệ môi trường theo đó còn 2.000 đồng mỗi lít xăng và 1.000 đồng với dầu diesel, mazut dầu nhờn (chưa VAT)...

Trước đó, từ 15h ngày 13/6, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, đặc biệt tăng mạnh ở mặt hàng dầu.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5RON92 tăng thêm 880 đồng/lít, từ mức 30.230 đồng/lít lên mức 31.110 đồng/lít.

Xăng RON95-III tăng 800 đồng/lít, từ mức 31.570 đồng/lít lên mức 32.370 đồng/lít.

Dầu diesel tăng 2.630 đồng/lít, từ mức giá hiện nay 26.390 đồng/lít lên mức 29.020 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 2.490 đồng/lít, từ mức 25.340 đồng/lít tăng lên mức 27.830 đồng/lít. Dầu mazut giảm 550 đồng/ký, từ mức 20.900 đồng/ký xuống còn 20.350 đồng/ký.

Trong lần điều chỉnh này, cơ quan điều hành dừng trích lập quỹ bình ổn với nhiều mặt hàng, chỉ trừ dầu mazut, còn lại đều "xả quỹ" như trước, với 100 đồng/lít với xăng E5RON92 và 200 đồng/lít với xăng RON95, 400 đồng/lít với dầu diesel và 300 đồng/lít với dầu hỏa.

Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014. Giá xăng liên tục tăng trong 6 kỳ điều hành gần đây.

Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật