Giá vàng trong nước ngày 1/4
Theo báo Quân đội nhân dân, bước vào tuần giao dịch mới, giá vàng miếng trong nước tăng mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 99,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 101,8 triệu đồng/lượng. Riêng vàng Phú Quý SJC đang mua vào thấp hơn 300.000 đồng so với các thương hiệu khác.
Tương tự, giá vàng nhẫn các thương hiệu cũng được điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC 9999 được điều chỉnh tăng thêm 800.000 đồng ở cả 2 chiều, lên lần lượt 99 triệu đồng/lượng mua vào và 101,2 triệu đồng/lượng bán ra.
DOJI tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng 800.000 đồng giá mua và 1 triệu đồng giá bán, lên lần lượt 99,2 triệu đồng/lượng và 101,7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn thương hiệu PNJ niêm yết ở mức 99,5 triệu đồng/lượng và 101,8 triệu đồng/lượng, tăng 1,1 triệu đồng cả giá mua và bán.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 99,6 triệu đồng/lượng mua vào và 101,9 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 700.000 đồng giá mua và 1 triệu đồng giá bán.
Phú Quý SJC đang thu mua vàng nhẫn ở mức 99,3 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,7 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 600.000 đồng và 1 triệu đồng.
Giá vàng miếng trong nước cập nhật lúc 5h30 sáng 1/4. Ảnh: Quân đội nhân dân
Giá vàng thế giới ngày 1/4
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 4h hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 3,120.77 USD/ounce. Giá vàng hôm nay đứng yên so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.843 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 97,2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 4,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 3.100 USD/ounce trong một đợt tăng đánh dấu một trong những đợt phục hồi mạnh mẽ nhất trong lịch sử kim loại quý này. Các mức kháng cự tâm lý đã bị xóa bỏ bởi hàng loạt yếu tố, bao gồm lo ngại về tác động từ thuế quan sắp được Mỹ áp dụng.
Giá vàng giao ngay đạt mức cao kỷ lục 3.128,06 USD/ounce vào thứ Hai. Sự bất ổn xung quanh chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp thêm động lực đẩy giá vàng lên cao, bên cạnh nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng lãi suất, bất ổn địa chính trị ở Trung Đông và châu Âu, cùng dòng tiền đổ vào các quỹ ETF được bảo chứng bằng vàng.
Vàng đang trên đà ghi nhận quý tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 9/1986 và đã thiết lập 19 mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2025, trong đó có bảy lần vượt mốc chưa từng có 3.000 USD. Giá vàng đã tăng 18% từ đầu năm nay, sau khi tăng 27% trong năm 2024.
"Đà tăng của vàng được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị leo thang, lo ngại về lạm phát và nhu cầu mạnh mẽ từ nhà đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại - đặc biệt là sự bất ổn trong cuộc chiến thương mại và chính sách của ngân hàng trung ương - xu hướng này có vẻ sẽ duy trì trong ngắn hạn", Alexander Zumpfe, nhà giao dịch kim loại quý tại Heraeus Metals Germany, nhận định.
Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào đà tăng của vàng là chính sách cắt giảm lãi suất của Fed, sau khi ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Các quan chức Fed kỳ vọng sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
"Mặc dù việc mua vàng có thể giúp các ngân hàng trung ương giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, chúng tôi không cho rằng nhu cầu mua vàng tăng vọt từ ngân hàng trung ương phản ánh sự mất niềm tin nghiêm trọng vào đồng bạc xanh", các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết.
Chuyên gia còn cho rằng: "Thay vào đó, chính nhận thức về vàng như một tài sản trú ẩn an toàn mới là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu từ ngân hàng trung ương. Dù sao đi nữa, chúng tôi tin rằng các giao dịch mua từ khu vực chính thức sẽ hỗ trợ giá vàng lên trên mức dự báo của thị trường, đạt 3.300 USD/ounce vào cuối năm 2025".
Nhu cầu đầu tư vào vàng đang tăng mạnh, thể hiện qua dòng vốn đổ vào các quỹ ETF, với mức dòng vốn vào hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2022, cho thấy sự đổ xô mới vào kim loại quý này.