Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá lợn hơi hôm nay 13/8: Mức cao nhất 55.000 đồng/kg

(DS&PL) -

Giá lợn hơi hôm nay 13/8: Mặt bằng giá lợn hơi trên địa bàn cả nước vẫn ở mức cao, giao dịch phổ biến từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 13/8: Mặt bằng giá lợn hơi trên địa bàn cả nước vẫn ở mức cao, giao dịch phổ biến từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh phía Bắc, giá lợn hơi hôm nay 13/8 có sụt giảm nhẹ so với tuần trước. Toàn miền hiện đang dao động từ 50.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg.

Cụ thể một số địa phương như Hà Nội giảm khoảng 500 đồng/kg và đang dao động từ 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg, khu vực lân cận như các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương,... cũng giảm từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg.

Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên hiện đang dao động từ 52.000 đồng/kg đến 54.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với tuần trước.

Các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay không có nhiều biến động về giá. Nhìn chung lợn hơi toàn miền tiếp tục ổn định ở mức 45.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg, tuy nhiên mức giá 55.000 đồng/kg là khá hiếm.

Giá lợn hơi hôm nay 13/8 đạt mức cao nhất 55.000 đồng/kg. Ảnh: Đời sống & Tiêu dùng

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh,... hiện đang dao động từ 52.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg. Các tỉnh khác như Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Ngãi dao động từ 45.000 đồng/kg đến 48.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam hôm nay dao động từ 46.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg. Tại một số tỉnh như Đồng Nai đang có giá từ 49.000 đồng/kg đến 51.500 đồng/kg, Bình Dương từ 48.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg,....

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, vừa qua thịt lợn tươi của nước ta đã được xuất khẩu sang thị trường Myanmar.  Đây là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng, góp phần tạo ra đột phá để thúc đẩy sản xuất chăn nuôi trong nước.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu buộc chúng ta phải tổ chức lại theo chuỗi và gắn với thị trường, có nghĩa là thay vì trước đây chúng ta chỉ biết sản xuất theo phong trào, không quan tâm đến bán cho ai, ở đâu thì bây giờ chúng ta phải sản xuất theo mệnh lệnh của thị trường.

Các doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ tiếp cận với thị trường, xuất khẩu, căn cứ vào các hợp đồng đã ký với các nhà nhập khẩu sau đó mới quay trở lại tổ chức sản xuất, tức là quy trình ngược lại so với trước đây. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng ế thừa, giải cứu sản phẩm nông nghiệp như thời gian qua.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật