Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gặp cựu chiến binh lưu giữ bức huyết họa trong nhà tù Phú Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Máu của ông và đồng đội đã hòa cùng nhau, cùng thảo nên bức huyết họa về Bác Hồ và cờ Đảng.

(ĐSPL) - Máu của ông và đồng đội đã hòa cùng nhau, cùng thảo nên bức huyết họa về Bác Hồ và cờ Đảng. Người chiến binh Nguyễn Thế Nghĩa (phố Thánh Thiên, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã sống những ngày oanh liệt trong tù để đợi chờ đến ngày chiến thắng.
Giọt lệ cho cha và giọt lệ cho Tổ quốc
Chúng tôi tìm gặp người chiến binh năm xưa vào một ngày đầu tháng Tư lịch sử. Trong căn nhà nhỏ nằm trên phố Thánh Thiên, TP.Bắc Giang, người chiến binh xưa nay là một ông thợ đóng giày bình dị. Tuy đã 73 tuổi nhưng mỗi lần nhắc lại kỷ niệm của những ngày chiến đấu xưa, ánh mắt ông lại sáng lên niềm tự hào khó tả. Suốt cuộc trò chuyện, đã hơn một lần người cựu chiến binh ấy nhỏ lệ, những giọt lệ dành cho cha và dành cho Tổ quốc.
Sinh ra và lớn lên trong lúc đất nước có chiến tranh năm 1948, cha ông - Đội trưởng Đội du kích thanh niên cảm tử Đình Bảng bị địch bắn chết ở Vôi Buộm, Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay). Lúc đó cậu bé Nghĩa còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau mất cha.
Năm 1961, mẹ ông mất, để lại một bản di chúc với lời nhắn nhủ: "Con phải trả thù cho cha". Cầm bức di thư của mẹ, ông quyết định xin ra chiến trường. Ròng rã suốt năm năm, ông đã ba lần tình nguyện nhập ngũ nhưng vì ít cân và tuổi còn quá nhỏ nên lần nào ông cũng bị từ chối.
Bằng lòng yêu Tổ quốc, quyết tâm báo thù cho cha, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết tuổi trẻ ấy đã cắn tay viết bức huyết thư với những lời lẽ đầy quyết tâm: "Tôi tình nguyện tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam để đánh Mỹ cứu nước, trả thù nhà. Nếu không chiến thắng, tôi nguyện không trở về". Sau bức huyết thư ấy, chàng thanh niên Nguyễn Thế Nghĩa đã được cầm súng ra chiến trường - Đó là đợt tuyển quân mùa xuân năm 1966.
Hai năm sau, anh lính trẻ Nguyễn Thế Nghĩa theo quân đoàn vào Nam chiến đấu. Chàng trai Hà Bắc nhỏ thó năm nào nay đã là chàng chiến binh đầy quả cảm. Nhờ sự gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn, ông được chuyển sang quân báo và sau đó giữ chức Đại đội trưởng Đại đội đặc công CK25 của Trung đoàn 320 trực thuộc bộ Tư lệnh miền Nam.
Trong chiến cuộc, ông đã "cháy hết mình" trong 102 trận đánh lớn nhỏ. Những trận đánh đáng nhớ như: Dốc 31 Tây Ninh đập tan sự càn quét của ngụy quân mang tên Junction City, Attenlboro... khiến kẻ thù khiếp sợ.
Năm 1969, ông bị địch bắt khi ám sát hụt Trần Văn Hương, Phó Tổng thống ngụy quyền. Sau đó, quân địch đã đày ông ra nhà tù ở Phú Quốc.
Gặp lại chiến binh lưu giữ bức huyết họa trong nhà tù Phú Quốc.
Ăn cơm địch, học cho ta để phục vụ Cách mạng
Ngay khi bắt được người chiến binh quả cảm, chính quyền ngụy quyền đã thảo sẵn bản án tử hình dành cho ông. Tại nhà tù Phú Quốc, chi bộ Đảng của nhà tù đã thực hiện chủ trương: "ăn cơm địch, học cho ta để mai về phục vụ Cách mạng". Với tiếng vang trên chiến trường và lòng nhiệt tình của một chiến sỹ, Đảng viên Đảng Cộng sản, khi đó, ông Nghĩa được giao chức vụ Bí thư chi bộ.
Trong trại giam khi đó, phong trào đấu tranh ngay tại phòng giam rất phát triển, các chiến sỹ ta liên tục đấu tranh đòi quyền lợi cho anh em bạn tù, đồng thời kết hợp đấu tranh chính trị. Trong số những chiến sỹ kiên trung, đồng chí Lê Đức Thiện (quê Hà Nam Ninh cũ), đã nhiều lần đấu tranh gay gắt, thậm chí nhiều lần tự rạch bụng để đấu tranh với kẻ thù.
Cảm phục sự kiên trung của đồng chí Thiện, Đảng ủy nhà lao quyết định kết nạp đồng chí vào Đảng. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu thốn của nhà lao, đồng thời ngay giữa lòng quân địch, việc có cờ Đảng và ảnh Bác Hồ lúc ấy vô cùng khó khăn. Nhiều chiến sỹ đã xung phong đi tìm cờ Đảng nhưng đều không thoát khỏi tai mắt của kẻ thù nên bị địch tra tấn dã man và cho vào chuồng cọp.
Trong khó khăn ấy, các đồng chí, đồng đội của ông Nghĩa đã quyết định lấy máu của mình thấm vào tấm vải lớn làm thành cờ Đảng. Sau khi hoàn thành lá cờ thấm đẫm máu đào, tấm hình Bác cũng nhanh chóng được ông Nghĩa thảo ngay, cũng bằng máu của anh em đồng đội.
Khi kể lại những ngày tháng ấy, đôi mắt người chiến binh năm xưa lại nhòe lệ. Nước mắt người chiến binh già ấy đã gần cạn, ông đã dành cho cha, cho động đội nước mắt của tuổi trẻ, nước mắt của lòng quả cảm và nước mắt của tình yêu Tổ quốc, để bây giờ trên đôi mắt đã mờ theo năm tháng, chỉ còn đỏ hoe rồi nhòa đi khi nhắc lại kỷ niệm những bi hùng...
"Nhiều anh em trong tù chưa thấy Người bao giờ, nên khi nhìn tấm hình Bác vẽ bằng máu, tất cả những cái đầu trong phòng giam chụm lại, không gian như lặng im. Trên những khuôn mặt xanh xao của họ, hai dòng lệ tuôn trào. Họ nói với nhau trong nghẹn ngào: "Bác! Bác của chúng ta đây rồi"..." - ông Nghĩa xúc động kể lại.
Để hoàn thành biểu tượng búa liềm ông Nghĩa đã dùng thuốc chống phù phát cho tù nhân để vẽ. Lá cờ  Đảng và bức hình Bác đặc biệt ấy đã được dùng làm lễ kết nạp cho nhiều đảng viên, nhiều chi bộ cũng bí mật mượn về làm lễ.
Có "báu vật" ở bên, các buổi học tập, sinh hoạt chính trị sinh động hơn hẳn. Cứ thế, hai "báu vật" lần lượt đi khắp nhà giam củng cố niềm tin, lòng quyết tâm, giác ngộ cho các chiến sỹ trong lao tù cho đến ngày ký hiệp định Pari. Ngày ra tù, tất cả các hành lý đều bị giữ lại. Lá cờ Đảng và tấm hình của Bác được vẽ bằng máu đã được ông Nghĩa cuộn chặt buộc chỉ đưa vào trong cổ họng.
Ngày đất nước thống nhất, hai "báu vật" trong nhà lao đã được ông đưa về với quê hương của đồng chí Lê Đức Thiện, ông muốn đưa đến tận tay người mẹ già đang mong mỏi đứa con xa. Thế nhưng ước vọng của ông đã không thành vì ông chỉ biết đồng chí Thiện quê ở Hà Nam Ninh (cũ) mà không có địa chỉ cụ thể. ông đã đem về lưu giữ như báu vật của cuộc đời binh lửa.
Tâm sự của người lính già
Chiến cuộc đã rời xa vào quá khứ nhưng cứ mỗi độ tháng Tư về, người lính già ấy lại như được "cháy" cùng thời lửa đạn. Những kỷ niệm khó phai lại ùa về trong ký ức của ông. Người lính già xúc động chia sẻ: "Tôi năm nay đã 73 tuổi rồi, nhưng chưa có kỷ niệm nào khiến tôi xúc động như khi tôi được gặp Tướng Giáp tại nhà riêng của Đại tướng. Khi đó Đại tướng 99 tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên và cũng là lần cuối tôi được gặp mặt Đại tướng... Những lời dạy của "người Anh Cả" luôn được anh em ghi nhớ khắc ghi".
Nói về sự nỗ lực học tập không ngừng của những chiến binh năm nào, ông Nghĩa tự hào: "Trong lao tù của đế quốc Mỹ, anh em chúng tôi đã biến nhà tù thành trường học. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ, người biết nghề dạy người không biết, thậm chí học nghiên cứu và chia sẻ những vấn đề khoa học kỹ thuật, không ngừng đấu tranh để chống lại những đòn tâm lý của kẻ thù... Sau khi được trao trả tù binh, nhiều anh em ở trong tù mới chỉ có trình độ lớp 3, lớp 4, ấy vậy mà khi ra tù đã thi đỗ đại học...
Chiến tranh đã qua đi, bây giờ thời bình lớp trẻ phải có trách nhiệm, không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức khoa học kỹ thuật để đưa nền kinh tế nước nhà sánh ngang bằng với các nước trong khu vực và quốc tế. Để làm được việc đó thì trước tiên người lớn phải là những tấm gương cho lớp trẻ noi theo.
Đúng như những suy nghĩ và nhận định của Tướng Giáp, thể hiện trong bức thư chứa chan tình cảm của Đại tướng có 63 chữ, không chỉ khiến những nhà giáo dục Việt Nam phải suy nghĩ mà tất cả chúng ta phải suy ngẫm.
Đó là: "Thành tựu khoa học mà nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu đạt được đã khẳng định: Với một môi trường hoạt động khoa học thực sự dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tư duy độc lập và tinh thần tự do sáng tạo, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn tới những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại".
Và người lính già ấy hy vọng những chiến thắng của lịch sử sẽ là động lực để các thế hệ con cháu vươn lên xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Mãi mãi là Anh bộ đội Cụ Hồ
Khi trở về đời thường, ông Nguyễn Thế Nghĩa vẫn giữ những phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ. ông tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Khi còn sức khỏe ông vẫn tham gia giữ gìn trật tự an ninh khu phố.
Không những vậy, ông còn tham gia vận động các gia đình có con em mắc phải tệ nạn xã hội tham gia cải tạo để thành công dân có ích. Hiện ông đang mở tiệm đóng giày và dạy nghề không thu phí cho con em đồng đội, con em của gia đình chính sách.
Ông đã đào tạo cho hàng trăm em từ khắp các tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh... Sau khi học nghề của ông, các em đều có công ăn việc làm ổn định.

Tin nổi bật