Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

FBI giải mã thành công bí ẩn xác ướp 4.000 năm tuổi

(DS&PL) -

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã giải quyết được bí ấn xác ướp bị chặt đầu có niên đại 4.000 năm tuổi bằng việc lấy thành công mẫu ADN.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã giải quyết được bí ấn xác ướp bị chặt đầu có niên đại 4.000 năm tuổi bằng việc lấy thành công mẫu ADN.

Kể từ năm 1915, đầu của xác ướp đã được một nhóm khảo cổ người Mỹ phát hiện tại khu di sản Ai Cập cổ đại Deir el-Bersha nhưng họ bối rối vì không thể xác định danh tính. Giả thuyết được ủng hộ nhất là ngôi mộ này thuộc về Lãnh chúa có tên là Djehutynakht và vợ ông.

"Chúng tôi chưa bao giờ xác định được xem phần đầu là của Lãnh chúa Djehutynakht hay Phu nhân Djehutynakht", Rita Freed, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (MFA), đã lưu trữ toàn bộ nội dung của ngôi mộ từ năm 1920 cho hay. Hơn 100 năm sau, nhờ kết quả nghiên cứu của FBI được công bố vào tháng 3/2018 trên tạp chí Genes, các nhà khảo cổ học có thể khẳng định rằng đầu xác ướp là của Lãnh chúa Djehutyakht.

Xác ướp được phát hiện từ năm 1915. Ảnh: CNN

Đối với Rita Freed, điều này không chỉ đánh dấu đột phá đỉnh cao của một huyền bí khảo cổ học 4.000 năm mà còn minh chứng cho những tiến bộ kỹ thuật trong việc kiểm tra ADN. "Bây giờ chúng ta biết rằng FBI đã phát triển một kỹ thuật để tái tạo lại ADN bị suy thoái nhiều nhất. Nếu họ có thể tái tạo ADN từ một chiếc răng 4.000 năm tuổi, họ có thể tái tạo nó từ bất cứ thứ gì khác", bà Freed nói.

Điều kiện khắc nghiệt

Độ tuổi của đầu xác ướp và môi trường sa mạc khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi chiết xuất ADN. Như Odile Loreille, một nhà khoa học tại FBI giải thích, ADN mất đi nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ cao. Với quan niệm như vậy, người ta cho rằng không ai có thể lấy được ADN từ xác ướp của người Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, hồi năm 2017, các nhà khoa học ở Đức đã lần đầu tiên giải mã bộ gen của người Ai Cập cổ đại.

Mặc dù vậy, chiết xuất ADN từ đầu ướp xác thậm chí còn khó hơn. Phần đầu được tìm thấy ở đáy của hố khảo cổ, sâu đến 9 mét, trong một ngôi mộ đã được lục soát và bị cướp từ thời cổ đại. Những kẻ cướp bóc đã đánh cắp hầu hết đồ trang sức và kim loại quý, làm trật khớp xác ướp của cặp vợ chồng. Phần đầu được tìm thấy trên quan tài của Lãnh chúa.

Các nhà khảo cổ học hiện đại đã làm hỏng một phần đầu trong những lần cố gắng nhận diện từ khi phát hiện ra xác ướp.

Đầu xác ướp bị hư hại nhiều do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: CNN

Vào đầu những năm 2000, để chuẩn bị cho một cuộc triển lãm về ngôi mộ và nội dung của nó, MFA đã xem xét lại trường hợp, khẳng định có thể giải quyết bí ẩn của xác ướp. Bà Freed nói: "Chúng tôi đã liên lạc với Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Khoa Thần kinh, bởi vì tất cả những gì chúng tôi có là một cái đầu".

Vào năm 2005, bệnh viện đã thực hiện chụp CT trên xác ướp, nhưng vẫn không thể xác định xem đó là nam hay nữ. Tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng xương cụt và các bộ phận của hàm dưới - những đặc điểm có thể có mối liên quan đến phần đầu của xác ướp - đã được loại bỏ bằng thủ thuật phẫu thuật có tay nghề cao. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng điều này có thể liên quan đến lễ tang của người Ai Cập cổ đại, nhằm giúp người chết có thể ăn và uống trong thế giới bên kia.

Bốn năm sau, bệnh viện đã cố gắng kiểm tra ADN của Lãnh chúa bằng cách nhổ răng - phần có ít khả năng bị ô nhiễm nhất vì được men răng bảo vệ nhưng vẫn không có kết quả.

FBI can thiệp

Các nhà khoa học của FBI hợp tác với bảo tàng để chiết xuất ADN. Ảnh: CNN

Khi nghiên cứu dần rơi vào bế tắc thì các chuyên gia của FBI xuất hiện - "một đối tác rất bất thường", bà Freed thừa nhận. Đơn vị điều tra của Mỹ đã liên hệ với viện bảo tàng, nói rằng họ bị thu hút bởi trường hợp bất thường.

Anthony Onorato, trưởng bộ phận hỗ trợ ADN của FBI nói với CNN FBI không nhằm vào ý nghĩa lịch sử của xác ướp mà họ muốn giải quyết thách thức khoa học: "Những gì chúng tôi làm việc là bằng chứng, và bằng chứng chỉ là những vật dụng hàng ngày liên quan đến hiện trường tội phạm". Tuy nhiên, bằng chứng như vậy thường bị phơi nhiễm trong điều kiện khắc nghiệt, vì vậy FBI đã coi đầu ướp xác như là một cơ hội để thực hành chiết xuất ADN từ các vật liệu bị ô nhiễm.

Tiến sĩ Odile Loreille, một nhà khoa học pháp y của FBI , chuyên gia từng thành công với việc chiết xuất ADN từ bụi răng của xác một con gấu 130.000 tuổi, tiến hành thử nghiệm này.

Kết quả thật bất ngờ. Bụi răng hòa vào một hỗn hợp lỏng để khuếch tán ADN tồn tại trong vật chất và bà đã thành công. Bà Loreille nhận định: "Tôi thực sự không hy vọng xét nghiệm này thành công, vì thực tế rất khó để lấy được ADN từ các xác ướp cổ đại.

Thông thường, ADN trên các xác ướp Ai Cập đã bị phân hủy từ lâu và khi họ tiến hành ướp xác thì điều kiện không giống với chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, cuối cùng phương pháp của chúng tôi đã thành công".

"Tôi đã rất ngạc nhiên", bà Loreille nói, "chúng tôi đã may mắn".

Khi Freed đọc bài nghiên cứu, bà cảm thấy rất vui mừng không chỉ vì đã xác định được danh tính đầu xác ướp: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về bảo tàng và khoa học hợp tác làm việc cùng nhau".

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Tin nổi bật