Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

EU thừa nhận thiếu "khả năng phòng thủ quân sự quan trọng"

(DS&PL) -

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, nhận định EU cần có trách nhiệm nhiều hơn về vấn đề an ninh của chính mình.

Phát biểu tại diễn đàn 'Đầu tư vào Quốc phòng Châu Âu' ngày 8/12 (giờ địa phương), ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) và đứng đầu Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA), kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực quốc phòng vì lợi ích chung của khối. Ông cũng cho rằng EU nên xem xét lại cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine và lường trước "những mối đe dọa trong tương lai".

Theo ông Borrell, lần đầu tiên chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên vượt mức 200 tỷ euro là vào năm 2021.  Ông nói: "Sau Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã thu nhỏ quy mô lực lượng của mình thành những đội quân nhỏ, riêng lẻ không có sự phối hợp… Chúng ta thiếu khả năng phòng thủ quan trọng. Chúng ta sẽ cần bù đắp cho nhiều năm thiếu đầu tư cho lĩnh vực an ninh".

Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: Getty 

Ông Borrell cho biết tổng chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên sẽ tăng thêm khoảng 70 tỷ euro trong 3 năm tới, nhấn mạnh "châu Âu không đảm bảo an ninh bằng tiền giấy".

Người đứng đầu EDA lưu ý khối không nên chỉ tập trung vào các nhu cầu hiện tại, ám chỉ các vấn đề xoay quanh xung đột Ukraine. Ông cảnh báo nếu chỉ tập trung vào các yêu cầu hiện tại, châu Âu sẽ một lần nữa phải đối mặt với "bối cảnh năng lực châu Âu bị chia rẽ". 

Nhà ngoại giao hàng đầu EU cho biết cần phải tìm ra sự cân bằng giữa việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại và chuẩn bị cho các mối đe dọa trong tương lai. Ông nói: "Những mối đe dọa đó đang cận kề và có khả năng trở nên tồi tệ hơn".

EU đã cam kết cung cấp các gói vũ khí viện trợ trị giá khoảng 2,5 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2. 

Theo một báo cáo của New York Times vào tháng trước, việc chuyển vũ khí liên tục đến Ukraine đã khiến kho dự trữ của hầu hết các quốc gia NATO trở nên căng thẳng. Trong đó, các nước thành viên nhỏ trong khối đã "cạn kiệt tiềm năng" và ít nhất 20 trong số 30 thành viên NATO cũng đã bị "quá tải" do các đợt viện trợ. 

Theo bản tin của Politico hồi tuần trước. Pháp đã thừa nhận một cách không chính thức rằng họ đã hết vũ khí để gửi cho Kiev do vấn đề về nguồn cung, trong khi Đức cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt 20 tỷ euro đạn dược.

Minh Hạnh (Theo RT) 

Tin nổi bật