Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đường sắt, đường bộ tại Quảng Bình thông tuyến sau lũ

(DS&PL) -

Đến chiều qua (17/10), theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, công tác khắc phục hậu quả sau mưa bão tại Quảng Bình vẫn đang được tập trung khẩn trương.

Đến chiều qua (17/10), theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, công tác khắc phục hậu quả sau mưa bão tại Quảng Bình vẫn đang được tập trung khẩn trương.

Ngành Đường sắt nỗ lực vượt khó để sớm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam qua Quảng Bình

Đến 15h30, sau 3 ngày tê liệt, tuyến đường sắt Bắc - Nam đã nối thông, các tuyến đường bộ cũng cơ bản không còn đứt đường…

Huy động hơn 1.000 cán bộ kỹ sư, công nhân

Theo ông Đới Sỹ Hưng, Phó tổng giám đốc TCT Đường sắt VN, người trực tiếp chỉ huy công tác sửa chữa các tuyến đường sắt bị hư hỏng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, đến chiều 17/10, công tác sửa chữa vẫn đang được triển khai tích cực tại các vị trí hư hỏng nền đường trên đoạn tuyến từ ga Ngọc Lâm đến ga Minh Lệ. Riêng khu vực đường bị hư hỏng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, các đơn vị thi công đã nỗ lực để đảm bảo cho tàu lưu thông an toàn với tốc độ chậm từ 5 - 10km/h.

Cũng theo lãnh đạo TCT Đường sắt VN, hiện có 4 đơn vị là Công ty CP Đường sắt Hà Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Trị Thiên đang tham gia sửa chữa nhanh các vị trí đường bị xói lở tại khu gian: Ngọc Lâm - Lệ Sơn, Lệ Sơn - Minh Lệ. Đây là 2 khu gian bị hư hỏng nặng nhất trên tuyến trong đợt lũ lịch sử vừa qua.

Để đảm bảo cho việc khắc phục sự cố, thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, TCT Đường sắt VN đã huy động tới hơn 1.000 cán bộ kỹ sư, công nhân tham gia khắc phục sự cố. Lãnh đạo TCT cũng trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ huy công tác sửa chữa và túc trực 24/24h giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh. Tất cả các phương tiện, thiết bị hiện đại nhất của ngành cũng đã được đưa vào để sửa chữa. Suốt 3 ngày qua, các tổ đội thi công thay nhau làm việc 24/24h, bất kể điều kiện thời tiết bất lợi. Trước đó, ngày 15 - 16/10, đã có 2 đoạn hư hỏng thông tàu gồm đoạn từ ga Hương Phố (Hà Tĩnh) đi Ngọc Lâm (Thanh Hóa) và đoạn từ ga Minh Lệ (Quảng Bình) đi ga Kiến An (Quảng Trị).

Ông Trần Văn Sáu, Giám đốc Công ty CP Đường sắt Quảng Bình (một trong những đơn vị tham gia khắc phục sự cố ở khu gian Lệ Sơn - Minh Lệ) cho biết, đơn vị cùng Công ty Hà Ninh tập trung sửa chữa đường để đảm bảo thông tàu đúng thời gian dự kiến. Trên đoạn tuyến này hiện có trên 300 kỹ sư đang tham gia sửa đường. Tại các vị trí bị trồi, xói lở, trôi nền đường sâu từ 1- 2,5m, các công nhân đã phải khắc phục bằng phương pháp kè, đắp nền và gia cố hết sức khó khăn.

Hiện tại, TCT Đường sắt VN cũng đã chỉ đạo các ga trên tuyến tiến hành bán vé cho hành khách đối với đoàn tàu có lịch trình qua Quảng Bình sau 18h chiều 17/10.

Đường bộ cơ bản thông xe

Về đường bộ, hiện nay hầu hết các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều đã thông xe hoặc thông xe hạn chế. Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình cho biết: Sau 4 ngày nỗ lực thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông và khắc phục sự cố do mưa lũ, đến nay, hầu hết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều đã được thông tuyến. Hiện, chỉ còn 2 tuyến đường tỉnh là đường 569 đoạn qua xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và TL559B đoạn từ xã Cao Quảng (Tuyên Hóa) đi Minh Hóa vẫn bị chia cắt do nước cuốn trôi ngầm và cuốn mất nền đường. Sở GTVT Quảng Bình cũng đang tích cực chỉ đạo các đơn vị huy động tối đa nhân, vật lực thực hiện song song công tác khắc phục sự cố trên các tuyến đường còn chia cắt và tiếp tục sửa chữa, san gạt đất đá tại các tuyến đường đã thông xe một phần để đảm bảo giao thông.

4 ngày vừa qua là 4 ngày làm việc hết sức vất vả của CBCNV ngành GTVT Quảng Bình. 100% các đơn vị đã huy động toàn bộ quân số tham gia ứng phó thiên tai và khắc sự cố do mưa lũ. Nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân có gia đình, nhà cửa ở vùng ngập nhưng cũng phải tạm gác việc nhà tới các điểm xung yếu khắc phục sự cố đảm bảo giao thông. Trong quá trình tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố, không ít người phải đối mặt với hiểm nguy để các tuyến đường được thông suốt an toàn, góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh công tác cứu hộ, cứu nạn vùng ngập lũ.


Đường bộ thiệt hại nặng nề

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ VN, tính đến ngày 16/10, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề cho các công trình giao thông, nhất là trên các tuyến quốc lộ. Ước tính kinh phí khắc phục khoảng 130 tỷ đồng.

Mưa lũ đã gây sạt ta luy dương, sụt trượt ta luy âm, mặt đường sình lún, xói lở, hư hỏng trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Quảng Bình tại 20 vị trí với khối lượng ước tính 1.800m3 nhánh Đông và 3.500m3 nhánh Tây. Trên QL12C, QL12A cũng trên địa phận tỉnh Quảng Bình đất sụt ta luy dương 16 vị trí với tổng khối lượng ước tính 5.500m3. QL15 địa phận tỉnh Quảng Bình, mưa lũ gây sụt taluy dương với khối lượng 4.000 m3 và làm cầu Lê Hồng Phong tại Km 601+950 bị xói trôi toàn bộ tứ nón mố phía Đông Bắc...

T.Duy

Hàng hóa thiết yếu đã tới dân vùng bị chia cắt

Theo Bộ Công thương, tính đến 17h ngày 17/10, còn 2/49 đường dây trung áp chưa khôi phục vận hành, 87/2.674 trạm biến áp phân phối bị mất điện, 10.500/424.757 khách hàng thuộc 20 xã bị mất điện. Công ty Điện lực Nghệ An đã khôi phục cấp điện toàn bộ.

Đến cuối ngày 17/10, một số huyện tại Hà Tĩnh, Quảng Bình đã chuyển được hàng hóa thiết yếu tới hỗ trợ nhân dân vùng bị ngăn cách, ngập lụt.

C.Sơn

Bộ Công thương làm việc với Thủy điện Hố Hô vụ xả lũ

Chiều 17/10, Đoàn công tác của Bộ Công thương do ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục năng lượng (Bộ Công thương) đã về làm việc với Nhà máy Thủy điện Hố Hô liên quan đến việc xả lũ (từ 13 - 15/10) khiến hàng nghìn nhà dân tại Hương Khê, Hà Tĩnh bị ngập. Đoàn công tác kiểm tra việc tuân thủ quy trình vận hành của nhà máy thủy điện, kiểm tra sự phối hợp giữa nhà máy thủy điện với chính quyền địa phương, công tác phòng chống lụt bão… trên cơ sở đó để làm rõ trách nhiệm liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Nhà máy Thủy điện Hố Hô và Công ty CP Hồ Bốn (quản lý Nhà máy Thủy điện Hố Hô - PV) cho rằng, việc xả lũ là bất khả kháng để bảo đảm an toàn cho nhà máy khi lượng nước đổ về hồ chứa lớn, cũng như đã có thông báo cho địa phương. Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê lại cho rằng, theo quy định, trước khi thủy điện xả nước 2 ngày, nhà máy phải có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương, ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, đến nay (17/10) chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo đó.

Cũng trong sáng 17/10, hồ Kẻ Gỗ, công trình thủy lợi lớn nhất Bắc miền Trung đã chính thức xả tràn do lượng nước đổ về hồ đập quá lớn. Do lưu lượng xả tràn chỉ ở mức 45m3/s nên các vùng hạ du (huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh) đã không bị ảnh hưởng.

Trần Lộc

Văn Thanh
Nguồn: Báo Giao Thông

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]jSeOpvF1mO[/mecloud]

Tin nổi bật