Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng uống trà xanh nếu bạn là một trong những nhóm người này

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Trà xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chống lão hoá, phòng chữa bệnh... tuy nhiên không phải ai uống cũng tốt, dưới đây là những người không nên uống nước trà xanh.

Nước trà xanh là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nước trà xanh được biết đến là loại thức uống lành mạnh và tốt cho sức khoẻ nếu bạn uống đúng liều lượng và đúng cách. Tuy nhiên, có những người tuyệt đối không nên uống trà xanh.

Những người không nên uống trà xanh

Người bị táo bón

Trà xanh chứa phenol, tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Tác dụng này sẽ vô cùng có lợi với những người muốn giảm cân nhưng lại vô cùng bất lợi với người bị táo bón.

Vì khi niệm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.

Dùng trà xanh không đúng cách sẽ nguy hại đến cơ thể.

Đừng uống trà xanh nếu bạn là một trong những nhóm người này.

Người bị thiếu máu, sốt

Chất tannin trong trà cản trở sự hấp thu sắt từ thực phẩm, khiến cơ thể không nhận được đủ sắt. Vì thế, người thiếu máu không nên uống trà. Ngoài ra, chất caffeine của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc do vậy, người bị sốt cũng nên tránh xa trà.

Người bị bệnh gan

Chất caffeine chủ yếu được điều tiết qua gan để thoát ra ngoài cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ lượng caffeine lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Đặc biệt là những người bị tổn thương hay mắc các bệnh về gan.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Người bị loét dạ dày

Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Đừng uống trà xanh nếu bạn là một trong những nhóm người này.

Người bị suy dinh dưỡng

Trà tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hụt dinh dưỡng hơn.

Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

Những lưu ý khi uống trà xanh

Dùng nước sôi 70 – 80% hãm chè, không nên đậy nắp

Làm như vậy có thể giữ được hương vị chè tốt, sẽ không làm cho nước thứ 2, 3 bị nhạt, đồng thời có thể tránh được nhiệt độ cao phá hủy những thành phần có ích trong chè.

Uống trà không nên uống cạn một lần

Có những người uống trà thường uống cạn một lần rồi mới đổ thêm nước sôi vào, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cốc thứ 2, 3. 

Cách làm tốt hơn là: Khi hãm được nước đầu uống còn khoảng 1/3 thì đổ thêm nước sôi vào, sau khi uống hết 2/3 lại đổ nước sôi vào hãm.

Không nên uống nước trà để qua đêm

Nước trà để sau 8 tiếng thì thành phần bất lợi trong nước chè sẽ tăng lên, đặc biệt khi trời nóng, nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ dàng phát triển, uống vào gây bất lợi cho sức khỏe.

Ăn cơm xong không nên uống nước trà ngay

Ăn cơm xong nếu uống nước trà ngay sẽ làm cho dịch vị bị hòa loãng ra không có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, thậm chí còn kích thích niêm mạc dạ dày sinh ra viêm. Vì vậy thông thường sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ mới uống nước chè là tốt nhất.

Đừng uống trà xanh nếu bạn là một trong những nhóm người này.

Trà không nên hãm nhiều lần

Thông thường chỉ hãm 3 – 4 lần là được. Hãm nước đầu, trà có thể hòa tan 30% chất hòa tan trong chè, hãm nước thứ hai là 50%, hãm nước thứ ba là 10%, đến lần thứ tư chỉ còn 5%.

Tục ngữ có câu: "Nước đầu đắng, nước thứ hai bổ, nước thứ ba thuần, nước thứ tư hết vị". Một ấm chè hãm nhiều lần, một số chất có hại trong lá chè sẽ hòa tan vào trong nước chè, không có lợi cho sức khỏe.

Không nên uống trà sau khi uống rượu bia

Sau khi uống rượu thì tim đập nhanh, gây hưng phấn tinh thần, mà nước trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, nếu dùng nước chè sau uống rượu bia thì khác nào "lửa đổ thêm dầu". Đồng thời chất kiềm chứa trong nước trà sẽ khống chế khả năng tái hấp thu của thận. Sau khi uống rượu nếu uống nước trà ngay sẽ làm cho chất độc trong rượu chưa được phân giải ngấm vào thận, gây tổn hại chức năng thận.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật