Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dùng bột sắn dây giải nhiệt mùa hè: Biết cách thì khỏe, không biết hại thân

(DS&PL) -

Bấy lâu nay nhiều người vẫn sử dụng bột sắn dây pha nước uống giải nhiệt mùa hè một cách sai lầm mà không hay, dẫn tới gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Bấy lâu nay nhiều người vẫn sử dụng bột sắn dây pha nước uống giải nhiệt mùa hè một cách sai lầm mà không hay, dẫn tới gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Bột sắn dây có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu. Bột sắn dây còn giúp hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...

Bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Còn theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàn quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc nên được áp dụng trong rất nhiều trường hợp.

Ngoài tác dụng giải rượu, sử dụng bột sắn dây thường xuyên còn có khả năng làm giảm ham muốn uống rượu ở những người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người. Cũng nhờ tác dụng giải độc nên bột sắn dây được dùng trong các trường hợp ngộ độc thức ăn, đi cầu ra máu, trị trứng cá, mụn nhọt do nhiều độc tố tích tụ trong người.

Tuy nhiên, sử dụng bột sắn dây không đúng cách lại mang tới những hậu quả xấu cho sức khỏe, bạn cần phải tránh những trường hợp sau:

Pha quá nhiều đường

Nếu dùng sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối thì tốt hơn dùng đường.

Bình thường cũng chỉ nên cho đường vừa đủ ngọt man mát, vì nếu cho nhiều sẽ phản tác dụng, không tốt cho sức khỏe.

Nếu dùng sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống.

Uống khi cơ thể bị lạnh

Nếu cơ thể đang nóng uống nước sắn dây rất tốt nhưng nếu người đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp bạn mà uống sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh, bệnh tình nặng hơn. Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

Ướp bột sắn với hoa bưởi

Không nên uớp hoa bưởi vào bột sắn dây.

Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây. Chưa kể, loại bột được ướp hoa bưởi rất dễ bị mốc.

Cho trẻ em dùng bột sắn sống

Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn

Uống quá nhiều bột sắn dây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và không cho hoặc cho rất ít đường.

Gần đây có nhiều lời đồn đại là uống bột sắn dây hại dà dày, gây sỏi thận hoặc chết người nếu uống kèm mật ong. Theo các chuyên gia, thành phần của bột sắn dây chủ yếu là tinh bột, không có quá nhiều chất kali, nên khả năng gây sạn thận là rất ít.

Bột sắn dây khi uống cùng với mật ong cũng không nguy hiểm như một số người nghĩ, bởi 2 thức này không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa có nhiều lời khuyên còn dùng bột sắn dây để kết hợp chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật