Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 sai lầm khiến huyết áp tăng cao, nguy hiểm tính mạng

(DS&PL) -

Tuy là một căn bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người bệnh và gia đình vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh tăng huyết áp, không biết kiểm soát bệnh, nguy cơ mất mạng.

Tuy là một căn bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người bệnh và gia đình vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh tăng huyết áp, không biết kiểm soát bệnh, nguy cơ mất mạng.

Là "đầu sỏ" gây ra bệnh tim và đột quỵ ở người trưởng thành hiện nay, bệnh tăng huyết áp (THA) đang đe dọa tính mạng của rất nhiều người.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện thế giới có khoảng 1 tỷ người bị THA. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng 1,56 tỷ người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì THA và biến chứng của bệnh trên 9 triệu người.

Còn tại Việt Nam hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Điều đáng nói là, tỷ lệ người mắc THA gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu như năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, thì đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 25,4%. Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị THA.

Nguy hiểm là vậy nhưng theo các bác sĩ thì nhiều bệnh nhân và người thân của họ vẫn chưa có đủ hiểu biết về căn bệnh này, dẫn tới khó khăn cho công tác điều trị bệnh THA.

Dưới đây là 5 sai lầm thông thường nhất:

1. Nhầm lẫn thứ nhất: Thuốc chống cao huyết áp không có tác dụng nên đổi thuốc hoặc không dùng nữa

Cần dùng thuốc đúng cách để kiểm soát tốt căn bệnh tăng huyết áp.

Nhiều người bệnh phản ánh rằng sau khi uống thuốc, huyết áp vẫn còn cao vậy có cần phải thay đổi thuốc không? Hay loại thuốc mà họ đang dùng vô tác dụng?

Nói chung, huyết áp đo được trong khoảng 140/90 mmHg là đã kiểm soát tốt, một số bệnh nhân có thể bị biến chứng khiến huyết áp thấp hơn một chút.

Để kiểm soát huyết áp bằng thuốc thì bệnh nhân phải biết cách dùng chúng cho đúng. Những loại thuốc tác dụng chậm nhưng kéo dài thì cần phải uống một lần mỗi ngày. Các loại thuốc tác dụng ngắn, nhanh cần phải dùng dựa trên huyết áp thực tế của người bệnh, có thể dùng 2-3 lần một ngày.

Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc, do đó dẫn đến biến động về huyết áp, gây hại cho cơ thể.

Một số người bệnh cần phải dùng nhiều hơn 1 loại thuốc thì tốt nhất là nên đặt nhắc nhở hoặc chuẩn bị trước một hộp thuốc nhỏ đựng đủ liều để tránh nhầm lẫn, bỏ sót.

Mặt khác, trong khi dùng thuốc, chúng ta cũng phải chú ý đến lối sống. Một lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp, và lối sống tiêu cực sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc.

Cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối đồng thời: cai thuốc lá, thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp vừa phải, giữ cân nặng trong phạm vi tiêu chuẩn, học cách tự giảm stress, tiểm tra huyết áp thường xuyên.

2. Nhầm lẫn thứ 2: Thuốc chống tăng huyết áp bị "kháng thuốc" từ lâu rồi

Người bệnh cần theo dõi huyết áp thường xuyên để các bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

Đây thực sự là một sự hiểu lầm lớn. Bởi sự kháng thuốc chủ yếu đề cập đến thuốc kháng sinh, bệnh THA không phải là chứng nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó không hề có cái gọi là "nhờn thuốc".

Bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc suốt đời, không cần lo lắng đến tính kháng thuốc.

Nếu một loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp, giúp bảo vệ các cơ quan liên quan, không có tác dụng phụ rõ ràng và khiến huyết áp ổn định thì đó là loại thuốc phù hợp cho bạn sử dụng mãi.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và loại thuốc tùy theo tình hình kiểm soát huyết áp cụ thể của người mắc bệnh.

Chi tiết này cũng nói lên tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp thường xuyên.

3. Nhầm lẫn thứ 3: Thuốc hạ huyết áp đắt tiền thì tốt hơn

Quy trình trị liệu truyền thống là cách duy nhất kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai. Nói một cách đơn giản, thuốc tốt là loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Việc lựa chọn loại thuốc nào cần phải dựa trên mức đo huyết áp cụ thể của bệnh nhân và phân tích toàn diện chức năng của từng cơ quan... Tức là phải xem xét đến yếu tố từng cá nhân thay vì chỉ nhìn chằm chằm vào giá cả.

Thực tế là có một số loại thuốc chống THA hoạt động tốt với một số người mặc dù giá thực sự không đắt.

Ở đây, chúng ta cũng phải đề cập đến những cái gọi là "sản phẩm hạ huyết áp công nghệ cao", "sản phẩm sức khỏe hạ huyết áp" và "thiết bị hạ huyết áp". Đó đều là những tuyên truyền phản khoa học.

Hiện nay, không có bất kì loại thuốc, sản phẩm y tế, hoặc thiết bị chăm sóc sức khỏe nào trên thế giới có thể chữa khỏi bệnh cao huyết áp. Do vậy, người bệnh nên chú ý đến việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không mù quáng tin vào những tuyên truyền sai sự thật.

4. Nhầm lẫn thứ 4: Giảm huyết áp nhanh nhất có thể

Nói chung, điều trị cho huyết áp hạ xuống phải theo sát nguyên tắc chậm và ổn định, hiệu quả có thể thấy được sau vài tuần.

Đặc biệt đối với những người ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi, việc huyết áp hạ quá nhanh và quá thấp dễ dẫn tới hiện tượng bị thiếu máu cục bộ, thậm chí có thể có hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu não.

5. Nhầm lẫn thứ 5: Khi huyết áp đã bình thường thì có thể ngừng dùng thuốc

Bệnh nhân không được tự ý dừng uống thuốc khi huyết áp đã ổn định.

THA là căn bệnh không thể chữa khỏi được, đại đa số các bệnh nhân cần phải dùng thuốc suốt đời.

Khi huyết áp của bệnh nhân đo được bình thường thì đó là kết quả của việc dùng thuốc và kiểm soát lối sống tốt chứ không phải bệnh đã được chữa khỏi. Một khi ngừng uống thuốc, huyết áp có khả năng lại tăng cao trở lại. Đối với một số loại thuốc, khi bị ngừng sau đó dùng lại, hiệu quả cũng trở nên kém hơn hẳn.

Vì vậy, ngay cả khi huyết áp đã ổn định trong một thời gian dài, người bệnh cũng không nên tự ý ngừng dùng thuốc.

Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ và xem có thể giảm liều được không, đồng thời vẫn phải theo dõi chặt chẽ huyết áp và duy trì lối sống lành mạnh.

Theo quy trình điều trị dài hạn, bệnh nhân tăng huyết áp có thể sống như những người bình thường. Chỉ những người không được điều trị thì thực sự gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Minh Minh

Tin nổi bật