Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng ăn nghệ nếu bạn là một trong những nhóm người này

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Nghệ là một loại gia vị phổ biến và rất tố cho sức khỏe. Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những người được khuyến cáo không nên ăn nghệ.

Nghệ là một loại gia vị, dược liệu tự nhiên phổ biến ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Không chỉ dùng trong nấu nướng chế biến các món ăn, nghệ còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Trong nghệ rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp kiểm soát cholesterol xấu trong máu, đồng thời còn chứa nhiều loại vitamin thiết yếu nhóm B như vitamin B6, B3, B9, B2. 

Những hợp chất này giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, da hồng hào, ngăn chặn các bệnh do bức xạ, bệnh viêm da, nám da, tàn nhang.

Trong nghệ có chứa curcumin, một hóa chất thực vật mạnh, được cho là có tác dụng chống viêm. Nó có hiệu quả trong việc điều trị đau đầu gối, kiểm soát mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hội chứng ruột kích thích. Nhưng, nếu bạn sử dụng nhiều nghệ, lượng curcumin quá nhiều trong cơ thể cũng có thể xảy ra tác dụng phụ. 

Đừng ăn nghệ nếu bạn là một trong những nhóm người này. 

Những người không nên ăn nghệ

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nghệ được coi là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời. Nói chung, nó an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi được dùng hàm lượng curcumin thấp và trong thực phẩm nấu chín.

Nghệ được coi là không an toàn khi dùng dưới dạng thuốc hoặc thảo dược vì nó có thể thúc đẩy kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho việc mang thai.

Người bị thiếu máu

Thiếu máu là do thiếu sắt, tình trạng này xảy ra khi cơ thể không tạo đủ hồng cầu hoặc cơ thể mất quá nhiều hồng cầu do chảy máu hoặc cơ thể phá hủy hồng cầu. Nếu lúc này, bạn uống tinh bột nghệ với nồng độ cao có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bệnh tiểu đường

Hàm lượng curcumin trong nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý khi ăn bột nghệ, tránh lượng đường trong máu quá thấp sẽ gây nguy hiểm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy bột nghệ hiệu quả trong điều trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày, song chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng axit. Khi dùng chung với thuốc kháng axit như tagamet, pepcid, zantac, nexium hoặc prevacid, nghệ có thể làm tăng axit dạ dày, gây các cơn đau ngoài ý muốn.

Đừng ăn nghệ nếu bạn là một trong những nhóm người này. 

Rối loạn đông máu

Đặc tính thanh lọc của nghệ cũng có thể khiến bạn dễ bị chảy máu hơn. Nguyên nhân của điều này vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá rõ. Tuy nhiên, các lợi ích của nghệ như giảm cholesterol và huyết áp có thể liên quan cách thức hoạt động của nghệ trong máu.

Những người phải sử dụng thuốc làm loãng máu, thường xuyên bị chảy máu mũi phải cẩn thận khi tiêu thụ curcumin. Hấp thụ quá nhiều hợp chất này có thể làm chậm khả năng đông máu, tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Ngoài ra, nghệ cũng có thể tương tác với thuốc đông máu chậm như aspirin, ibuprofen (Advil), warfarin (Coumadin) và một số thuốc khác. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên sử dụng bột nghệ ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật để tránh bị chảy máu nhiều khi mổ.

Người bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng của muối và các chất khoáng như canxi oxalat. Nghệ cũng chứa nhiều oxalat, có thể liên kết với canxi hình thành sỏi thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người đang bị sỏi thận và tắc nghẽn đường mật nên đề phòng khi sử dụng sản phẩm chứa chất curcumin.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu nên những người chuẩn bị phẫu thuật cần ngưng ăn nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm máu trong và sau khi phẫu thuật.

Mặc dù đây là loại củ rất lành tính, tuy nhiên khi mắc căn bệnh nào đó, tốt hơn hết là bạn vẫn nên đến bệnh viện thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật