Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các "hành động khiêu khích" ở vùng biên tranh chấp Đông Địa Trung Hải

(DS&PL) -

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Cyprus tại khu vực tranh chấp phía Đông Địa Trung Hải đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại.

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Cyprus tại khu vực tranh chấp phía Đông Địa Trung Hải đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại.

Mới đây, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế "hành động khiêu khích" ở phía đông Địa Trung Hải, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với Cyprus và Hy Lạp tại đây.lo

Theo đó, ông Mass phát biểu: "Ankara cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch và khiêu khích của họ tại khu vực tranh chấp".

Ngoại trưởng Đức đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay các hoạt động thăm dò khí đốt trái phép trong vùng biển thuộc lãnh thổ Hy Lạp, nơi vẫn đang được mở cửa cho các cuộc đàm phán. 

Tàu nghiên cứu Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Hôm 11/10, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đưa tàu nghiên cứu Oruc Reis trở lại vùng biển tranh chấp phía Đông Địa Trung Hải và tiến hành các cuộc khảo sát tới ngày 22/10. Động thái trên đã bị Hy Lạp lên án gay gắt, đặc biệt là sau khi 2 quốc gia mới có cuộc hội đàm khuôn khổ quốc tế tại Bratislava (thủ đô của Slovakia). 

Bộ Ngoại giao Hy Lạp hôm 12/10 chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ "không đáng tin cậy" sau quyết định điều tàu Oruc Reis trở lại khu vực gần với đảo Kastellorizo của Hy Lạp. Athens tuyên bố, hành động của Ankara "gây đe dọa trực tiếp tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực".

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Cyprus

Tâm điểm tranh chấp giữa Ankara - Athens là khu vực quanh hòn đảo Kastellorizo thuộc lãnh thổ Hy Lạp nhưng nằm cách Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 2 km. Hy Lạp đã phản đối việc thăm dò của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này vì cho rằng đó là hành động xâm phạm thềm lục địa của Athens. Trong khi đó, Ankara nhận định các hòn đảo nước ngoài ở gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ không có thềm lục địa và việc họ thăm dò không hề phạm pháp.

Hồi tháng 8, căng thẳng đã leo thang sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nối lại các hoạt động thăm dò trữ lượng  hydrocarbin ở vùng biển tranh chấp với Hy Lạp. Athens đã coi hành động này là vi phạm chủ quyền và đặt lực lượng vũ trang của họ trong tình trạng báo động cao. 

Liên minh châu Âu EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không ít lần can thiệp, yêu cầu 2 bên hạ nhiệt căng thẳng. Theo đó, tới tháng 9, Ankara đã quyết định đưa tàu nghiên cứu trở về, tạo điều kiện cho đối thoại ngoại giao. Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa "từ bỏ" vùng biển này khi tuyên bố trở lại thăm dò vào tháng 10. 

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Cyprus cũng vô cùng căng thẳng. Cụ thể, Cyprus và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cạnh tranh tại vùng biển phía Nam Antalya sau khi Ankara khẳng định các nguồn tài nguyên gần Cộng hòa Bắc Cyprus cần được chia sẻ. Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ là nước duy nhất trên thế giới công nhận Bắc Cyprus là quốc gia độc lập.

Năm ngoái, Ankara từng tăng cường các hoạt động khoan dầu ở phía Tây của Cyprus, một động thái bị cộng đồng quốc tế lên án. 

Minh Hạnh (Theo Sputnik)

Tin nổi bật