Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đức kêu gọi nỗ lực ngoại giao lớn hơn nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi nhiều nỗ lực ngoại giao hơn nữa, cho rằng điều này sẽ thực sự hữu ích để “gây áp lực” cho Nga.

Theo thông tin mới nhất trên RT, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết hội nghị thượng đỉnh gần đây về Ukraine ở Jeddah (Saudi Arabia) là một sự kiện "rất đặc biệt". Bên cạnh đó, ông kêu gọi nỗ lực ngoại giao lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột hiện tại ở Ukraine.

Những thông tin trên được ông Scholz chia sẻ trong cuộc phỏng vấn lớn hàng năm vào mùa hè với đài truyền hình ZDF của Đức, phát sóng hôm 13/8. Theo Thủ tướng Đức, nỗ lực ngoại giao lớn hơn thực sự hữu ích trong việc "gây áp lực" cho Nga.

Được biết, cuộc họp tại Jeddah, nơi nhóm họp các cố vấn an ninh và nhà ngoại giao cấp cao từ các quốc gia tham gia, chưa đạt được kết quả có ý nghĩa nào. Trên thực tế, những người tham gia chỉ đồng ý rằng Hiến chương Liên hợp quốc cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cần được tôn trọng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Reuters

Trong diễn biến liên quan, Nga đã bác bỏ các cuộc đàm phán do Saudi Arabia chủ trì. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng, "không có sự tham gia của Moscow và không tính đến lợi ích của nước này thì không cuộc họp nào về khủng hoảng tại Ukraine có thêm bất kỳ giá trị nào".

RT đưa tin, ông Scholz cũng nhắc đến một sự kiện ngoại giao tương tự do Thụy Điển tổ chức vào tháng 6/2023, nói rằng các cuộc đàm phán này và hội nghị thượng đỉnh do Saudi Arabia tổ chức đề là những sự kiện "rất đặc biệt".

"Chúng rất quan trọng và thực sự mới chỉ là bước khởi đầu", Thủ tướng Đức Scholz cho hay.

XEM THÊM: Ông Trump dự đoán kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Ông Scholz không đưa ra câu trả lời trực tiếp khi được hỏi về triển vọng hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine, đặc biệt là vấn đề sắp chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Taurus.

"Như trước đây, chúng tôi luôn xem xét rất cẩn thận mỗi quyết định, điều gì có thể xảy ra, điều gì có ý nghĩa và điều gì có thể đóng góp cho chúng tôi", ông Scholz nói.

Khác với nhiều nước phương Tây, từ lâu Đức đã từ chối yêu cầu cung cấp trang thiết bị quân sự ngày càng tiên tiến của Ukraine. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi vào đầu năm 2023, khi Berlin nhượng bộ trước áp lực gia tăng và đồng ý cung cấp xe tăng chiến đầu chủ lực Leopard 2, đồng thời cho phép các bên thứ ba tái xuất khẩu các phương tiện quân sự do Đức sản xuất sang Ukraine.

Đinh Kim (Theo RT)

Tin nổi bật