Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự thảo nghị định về kiểm tra chuyên ngành: Cụ thể hóa nhiều nội dung cải cách có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp

(DS&PL) -

Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để trình Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Dự thảo có các quy định đã thể chế hóa chủ trương cải cách của Chính phủ, tại Quyết định 38/QĐ-TTg và vẫn đảm bảo quản lý nhà nước. Dự thảo nghị định kiểm tra chuyên ngành thể hiện được 7 nội dung cải cách trên cơ sở phát triển, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin hiện có.

Trước đó, dự thảo Nghị định đã được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan chuyên ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và đã nhận được những ý kiến phải hồi rất tích cực. Đa số các ý kiến góp ý đều cho rằng Nghị định chính là chìa khóa để tháo gỡ nhưng khó khăn, vướng mắc của công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay khi cơ quan Hải quan được quy định là đầu mối, các Bộ đảm bảo vai trò quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị tham vấn doanh nghiệp phía Nam về Dự thảo Nghị định kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính và tiếp thu ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cộng đồng doanh nghiệp (DN), Tổng cục Hải quan hoàn thiện dự thảo và tờ trình nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (Nghị định KTCN) trình Bộ Tài chính đúng tiến độ về thời gian và chất lượng.

Dự thảo nghị định KTCN thể hiện được 7 nội dung cải cách (nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg) trên cơ sở phát triển, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin hiện có để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra và đảm bảo minh bạch thông tin; đảm bảo áp dụng đầy đủ, hiệu quả các phương pháp kiểm tra tiên tiến như truy xuất nguồn gốc, quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế, Công ước/hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Điểm đáng quan tâm là dự thảo nghị định KTCN đã làm rõ phạm vi điều chỉnh của nghị định và trách nhiệm tham gia của các bộ, ngành vào quá trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được đại diện các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có nhiều ý kiến tại các hội nghị. Cụ thể, nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành; làm rõ được phạm vi điều chỉnh diện hàng hóa được miễn kiểm. Trừ hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, thuốc thú y được thực hiện theo quy định hiện hành.

Theo tờ trình dự thảo nghị định KTCN, để tạo thuận lợi “cởi mở” cho DN, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng tối đa phương pháp quản lý rủi ro, thống nhất các phương thức kiểm tra bao gồm: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Cụ thể, cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra theo mặt hàng và được sử dụng kết quả kiểm tra của hàng hóa giống hệt để thực hiện thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo.

Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ thông tin để kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và tích hợp hệ thống thông quan tự động của Hải quan với Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ giúp giám sát, quản lý rủi ro tốt hơn.

Điểm sáng nữa trong quy định được DN hưởng ứng là hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm thì các lần nhập khẩu hàng hóa giống hệt tiếp theo, các tổ chức, cá nhân được sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm để được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

Nghị định được xây dựng trên quan điểm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Thủ tướng Chính phủ về cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại Quyết định số 38/QĐ-TTg nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực về chất lượng của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia. Đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của các Luật: Hải quan; Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; An toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Chăn nuôi; Trồng trọt; Thủy sản; Quản lý ngoại thương.

Đặc biệt, Nghị định nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông qua tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Phát triển, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin hiện có để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra và đảm bảo minh bạch thông tin. Đảm bảo áp dụng đầy đủ, hiệu quả các phương pháp kiểm tra tiên tiến như truy xuất nguồn gốc, quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế, Công ước/Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Thanh Tâm

 

Tin nổi bật